Viêm bao gân là do những tổn thương ở gân làm ảnh hưởng đến bao hoạt dịch gân ở các khớp. Viêm bao gân bao gồm viêm gân và lớp thanh mạc bao ngoài gân, tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến chức năng cử động của các khớp tay, chân.
Gân là một cơ quan thuộc hệ vận động, là một dãy mô mềm dạng sợi nằm giữa xương và cơ. Gân cứng hơn cơ, có thể chịu được tải trọng lớn, ít biến dạng. Vì vậy, gân hoạt động như đòn bẩy truyền lực từ cơ đến xương mà không khiến gân bị căng. Gân được phân bố khắp cơ thể người, ở mỗi vị trí, có hình dạng và chức năng khác nhau.
Gân có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, tùy thuộc vào vai trò của cơ. Gân được phân loại theo vị trí bám: gân tay, gân chân… Những cơ bắp lớn tạo ra nhiều lực có xu hướng gân bám ngắn, rộng hơn so với các cơ thực hiện những chuyển động tinh vi. Các gân tương ứng với những cơ này thường dài và mỏng.
Tùy từng trường hợp đau gân thoái hóa dai dẳng, bác sĩ sẽ có lựa chọn tiêm gân khác nhau. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền Tỉnh Đắk Lắk đang áp dụng phương pháp tiêm bao gân điều trị cho nguười bệnh bị viêm bao gân cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai…
Người bệnh đến điều trị được bác sĩ khám chẩn đoán, tư vấn và hướng dẫn cụ thể cách tập luyện vận động phù hợp với từng nhóm gân cơ
Ưu điểm của phương pháp tiêm gân: Giảm đau nhanh và mạnh phản ứng viêm khu trú tại một vị trí đặc biệt trên cơ thể so với những thuốc kháng viêm truyền thống dùng đường uống như các thuốc NSAID, aspirin. Một mũi tiêm gân được thực hiện đúng cách sẽ giúp giảm phản ứng phụ của thuốc.
Một số biện pháp để phòng tránh viêm gân: Phòng ngừa viêm gân là việc làm quan trọng để bảo vệ sức khỏe gân. Dưới đây là những thói quen và biện pháp bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ viêm gân:
– Tập luyện đúng cách:Khởi động kỹ trước khi tập luyện, nếu bỏ qua bước khởi động có thể làm tăng nguy cơ chấn thương gân. Nên thực hiện các bài tập khởi động nhẹ nhàng để làm ấm cơ thể và chuẩn bị cho các hoạt động thể chất.
– Kỹ thuật chính xác: Thực hiện các bài tập và động tác thể thao đúng kỹ thuật để giảm áp lực không đều lên gân.
– Tư thế làm việc và linh hoạt: Đảm bảo tư thế làm việc và sinh hoạt đúng cách để giảm áp lực lên gân.
– Nghỉ ngơi hợp lý: Thường xuyên nghỉ ngơi giữa các buổi tập luyện, nghỉ ngơi là cần thiết để gân có thời gian phục hồi.
Hãy chọn Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk là nơi traao gửi niềm tin.
Khoa ngoại tồng hợp