NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU – CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU TRỊ CÁC RỐI LOẠN VỀ LỜI NÓI, NGÔN NGỮ, GIAO TIẾP XÃ HỘI, GIAO TIẾP NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI BỆNH
Ngôn ngữ trị liệu là một lĩnh vực quan trọng trong y học và giáo dục, giúp khắc phục các vấn đề liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ, giao tiếp và khả năng học hỏi.
Trẻ em gặp khó khăn về ngôn ngữ có thể gặp phải các vấn đề trong việc phát âm, hiểu và sử dụng ngôn ngữ, hoặc có thể gặp phải các khó khăn trong việc giao tiếp hiệu quả với người khác. Ngôn ngữ trị liệu giúp trẻ cải thiện các kỹ năng này thông qua các phương pháp can thiệp và luyện tập chuyên sâu.
Ngôn ngữ trị liệu áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau:
– Trẻ chậm nói.
– Khó khăn trong việc học từ mới và ghép câu.
– Nói lắp.
– Trẻ mắc các rối loạn phát triển như tự kỷ, ADHD, hội chứng Down, …
– Trẻ bị rối loạn âm lời nói, không thể phát âm đúng một số âm.
– Trẻ có vấn đề về giao tiếp xã hội, không hiểu cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống khác nhau.
– Giảm thính lực có đeo máy trợ thính.
Lợi ích mang lại:
– Cải thiện kỹ năng giao tiếp.
– Tăng khả năng học tập.
– Cải thiện sự tự tin.
– Giúp phát triển các kỹ năng xã hội.
*Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp trẻ vượt qua các rào cản ngôn ngữ và giao tiếp, mở ra cơ hội phát triển toàn diện, hòa nhập tốt hơn với xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiện tại, khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk đã triển khai khám và điều trị các rối loạn ngôn ngữ và giao tiếp. Mỗi ngày khoa tiếp nhận nhiều trường hợp gặp vấn đề về phát âm, ngọng, khó khăn trong việc giao tiếp. Hầu hết người bệnh đều nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt sau một thời gian điều trị.
Bài và ảnh: CN PHCN: NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Khoa Phục hồi chức năng – BV. Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk