PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BÀN CHÂN BẸT Ở TRẺ EM

               Bàn chân bẹt ở trẻ em là dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển  của xương. Các dấu hiệu bất thường ở trẻ bị bàn chân bẹt rất dễ nhận thấy. Trong quá trình phát triển của con, các bậc cha, mẹ nên lưu ý nhằm phát hiện và khắc phục ngay bệnh lý này từ sớm, ngăn ngừa các biến chứng nặng sau này.

               Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng bàn chân bẹt nhưng phổ biến là do thói quen đi chân đất, đi dép hoặc sandan có đế lót bằng phẳng khi còn nhỏ. Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân, gãy xương, mắc một số bệnh lý liên quan đến thần kinh, béo phì,… cũng làm tăng nguy cơ bàn chân bẹt. Đây là một tật có yếu tố di truyền vì ở nhiều gia đình, cả bố mẹ và con đều mắc chứng bàn chân bẹt.

                Một số dấu hiệu khi quan sát thấy khi trẻ đi:

                – Chân bước đi hình chữ V, không thẳng được như người bình thường .

                – Khớp gối của trẻ bị lệch theo hướng xoay chụm vào nhau (dáng chân chữ X).

               –  Cổ chân của người bệnh xoay đổ ra ngoài hoặc xoay vào trong.

              –  Bàn chân không có lõm, dấu chân không để lại vết khuyết.

              Hầu hết các trường hợp bàn chân bẹt không nguy hiểm được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó vật lý trị liệu bàn chân bẹt là phương pháp an toàn, hiệu quả được nhiều người bệnh áp dụng. Dưới đây là một số bài tập bàn chân bẹt có tác dụng giảm đau, củng cố  bàn chân. Cố gắng tập các bài tập này mỗi ngày và tạo thói quen luyện tập bất cứ lúc nào để tăng cường sức mạnh bàn chân.

               Bài tập kéo giãn gót chân gồm các bước sau:

              – Bắt đầu với tư thế trẻ đứng đối diện bức tường.

              – Một tay đặt lên tường sao cho cánh tay ngang với tầm mắt.

              – Một chân đưa ra sau, luôn giữ gót chân tiếp xúc mặt đất.

              – Từ từ khuỵu chân trước xuống cho tới khi cảm thấy căng ở chân sau.

              – Duy trì tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó quay về tư thế bắt đầu rồi đổi bên chân, thực hiện tương tự.

                Bài tập với quả bóng nhỏ

              –  Đặt trẻ ngồi trên ghế thật vững, sau đó lấy quả bóng đặt dưới một lòng bàn chân.

              – Dùng vòm chân lăn quả bóng, lăn đi lăn lại trong lòng bàn chân.

              – Thực hiện động tác lăn bóng trong lòng bàn chân khoảng ba phút rồi đổi chân. Lưu ý trẻ phải luôn giữ thẳng lưng khi thực hiện bài tập này.

               Bài tập nâng gót chân

              – Trẻ đứng thẳng người, hai tay chống hông.

              – Nhấc gót chân cao hết mức có thể, có thể sử dụng ghế hoặc tường để giữ thăng bằng. giữ yên tư thế trong 5 giây sau đó hạ từ từ gót chân xuống nhà.

              – Thực hiện động tác 2 – 3 lần mỗi hiệp, 15- 20 hiệp mỗi lần.

              – Lấy khăn bẳng chân

            – Cần chuẩn bị một chiếc khăn nhỏ, một chiếc ghế. Bài tập này có thể thực hiện ở bất cứ  đâu, khi ngồi hoặc đứng, tuy nhiên hãy tập luyện trên các bề mặt cứng.

             – Làm phằng chiếc khăn và đặt 1 chân lên trên.

             – Ngồi trên ghế hoặc đứng nếu thích với gót chân đặt ngay bên dướ  đầu gối.

            –  Giữ  gót chân, sử dụng các ngón chân để kéo khăn về phía cơ thể.

            – Sử dụng cả  2 bên bàn chân và cố gắng tạo ra một vùng vòm sâu bên dưới gan bàn chân, lúc này trẻ có thể cảm thấy mỏi hoặc đau nhẹ.

            – Lặp lại động tác  ít nhất 5 lần. Bài tập này có thể thực hiện bất cứ lúc nào trong ngày, thậm chí là nhiều lần mỗi ngày để cải thiện chức năng bàn chân..

            – Hiện chưa có biện pháp ngăn ngừa chứng bàn chân bẹt ở trẻ. Tuy vậy, để giảm thiểu nguy cơ, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

          + Tránh cho bé mang dép tông hay sandals khi ra ngoài. Vì phần đế của mẫu giày, dép này thường phẳng và cứng. Điều này sẽ gây cản trở cho sự hình thành lõm bàn chân khi con sử dụng thường xuyên.

           + Trẻ cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Bởi khi thiếu hụt dưỡng chất, cơ bàn chân và dây chằng của bé có thể bị suy yếu, không đủ khả năng hình thành vòm cong.

            Tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk, ngày càng đang tiếp nhận điều trị rất nhiều trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt. Bằng các phương pháp điều trị vật lý trị liệu kết hợp giày nẹp chỉnh hình giúp trẻ cải thiện triệu chứng, điều chỉnh dáng đi và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm về sau. Nếu nghi ngờ con trẻ bị mắc bệnh,  hãy đưa trẻ đến với bệnh viện y học cổ truyền để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị sớm.

Bệnh viện Y học cổ truyền “Tận tâm– Trách nhiệm

                                                                                                                                                                      KHOA PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

 

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lên đầu trang
Scroll to Top