Đau vai là một trong những biến chứng thường gặp nhất sau khi đột quỵ. Có khoảng 72% người bệnh liệt nửa người bị đau vai ít nhất một lần trong thời gian phục hồi chức năng sau đột quỵ
Theo Y học cổ truyền, đau vai sau đột quỵ được mô tả trong nhóm bệnh Di chứng trúng phong : « Kiên thống », « Kiên bất cố » thuộc phạm vi nhóm Tý bệnh.
NGUYÊN NHÂN :
Các yếu tố gây ra biến chứng đau vai sau đột quỵ: Chấn thương, người bệnh bị rối loạn cảm giác, tư thế người bệnh không đúng, phương pháp vận chuyển không phù hợp, tay bên bệnh không được nâng đỡ thích hợp, kéo tay bên liệt, bài tập không phù hợp,… Những yếu tố trên có thể gây ra tình trạng sự di lệch 1 phần hoặc không hoàn toàn của khớp vai, viêm hoặc co cứng vùng khớp vai gây mất cân bằng, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay,…
Theo y học cổ truyền, đau vai sau đột quỵ được ghi nhận sớm nhất trong Hoàng đế nội kinh là chứng Kiên thống. Lâm sàng gồm 4 hội chứng: Khí huyết hư, Đàm thấp, Phong hàn thấp, Khí huyết ứ trệ.
– Co cứng cơ gây mất cân bằng cơ và yếu cơ
– Đau thần kinh sau đột quỵ
– Hội chứng vai-bàn tay và đau vùng phức tạp
– Rối loạn cảm giác
– Chèn ép đám rối cánh tay
– Bệnh lý vùng vai trước đó như thoái hóa khớp
– Liệt và giảm trương lực cơ trên gai và cơ delta sau
– Chấn thương mô mềm, xương khớp: tập luyện quá mức, thao tác chăm sóc không đúng cách, thiếu sự hỗ trợ ở tư thế đứng
ĐIỀU TRỊ :
Tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk đang tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều người bệnh bị bệnh này. Bằng các phương pháp Y học cổ truyền như Châm cứu, Xoa bóp bấm huyệt, Thuỷ châm, Cấy chỉ, Cứu, Thuốc sắc…. kết hợp với các phương pháp về điện trị liệu, phục hồi chức năng như Siêu âm điều trị, chiếu đèn hồng ngoại, điện xung, Sóng xung kích… mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU VAI SAU ĐỘT QUỴ HIỆU QUẢ ĐƯỢC THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH ĐẮK LẮK:

PHÒNG NGỪA ĐAU VAI ĐỘT QUỴ
Tư thế đúng: Trong giai đoạn liệt mềm, khớp vai thường lỏng lẻo, thường bị tác dụng của trọng lực gây chằng kéo. Nên đặt vai ở tư thế nâng đỡ tốt: Tư thế nằm ngửa có gối mỏng đỡ ở bả vai, vai ở tư thế dạng. Tránh nằm nghiêng bên liệt quá nhiều trong giai đoạn này. Tư thế ngồi cần có gối chêm ở cẳng tay để vai ở tư thế dạng và nâng đỡ.
Thao tác lên tay liệt: Trong các hoạt động điều trị, chăm sóc, sinh hoạt có thể gây tổn thương lên vai liệt, nhất là ở những người bệnh có giảm cảm giác và/hoặc nhận thức. Chú ý các thao tác thay áo, tắm rửa…
KHOA KHÁM BỆNH ĐA KHOA