CÂY THUỐC QUANH TA
Những cây thuốc Nam thông dụng quanh ta, tưởng chừng như không có ý nghĩa gì, nhưng thực ra lại có rất nhiều tác dụng trong việc chữa trị được nhiều chứng bệnh.
Các cây thuốc có thể dùng đơn lẻ( độc vị) hoặc phối hợp với nahu thành 1 bài thuốc như “ TOA CĂN BẢN” có thể được xem là bài thuốc cổ phương vì được giới Y Học cổ truyền dùng từ lâu và được Bộ Y tế công nhận. Toa Căn bản là công thức phối hợp những vị thuốc dễ trồng, dễ mọc, có sẵn quanh năm trong vườn nhà, các vị thuốc được khoa học nghiên cứu chứng minh về mặt hoá học cũng như tính chất trị liệu của bài thuốc.
Công thức toa căn bản gồm 10 vị sau:
– Rễ tranh: | 8gr | -Cỏ mần trầu( Thanh tân thảo): | 8 gr |
-Rau má(Liên tiền thảo): | 8gr | -Cam thảo nam( cam thảo đất): | 4 gr |
-Lá muồng trâu: | 4gr | -Ké đầu ngựa( thương nhĩ tử): | 84gr |
-Cỏ mực ( hạn liên thảo): | 8gr | -Sả( Mao hương): | 4gr |
– Vỏ quýt( trần bì): | 4gr | -Gừng tươi (Sinh khương): | 4 gr |
*Các vị thuốc có thể thay thế trong bài: Rễ tranh thay bằng râu bắp hoặc Mã đề. Rau má thay bằng Râu mèo. Cỏ mần trầu thay bằng Lá dâu hoặc Kim ngân hoa.
Toa căn bản sở dĩ có tác dụng tốt là nhờ hiệu quả điều hòa cơ thể, điều chỉnh và tăng cường các cơ năng chủ yếu cua cơ thể làm cho cơ thể được quân bình.
Sáu tác dụng và 10 vị thuốc của toa căn bản:
- Tác dụng nhuận tiểu: Có rễ cỏ tranh: vị ngọt, tính mát, không độc, thông tiểu tiện.
2. Tác dụng nhuận gan: Có Rau má: Vị đắng, tính mát, không độc, nhuận gan, máu, giải độc, trị mụn nhọt, trị kiết lỵ.
Cây Cỏ tranh Cây Rau má
3. Tác dung nhuận tràng: Có Lá muồng trâu hơi đắng, tính bình, không độc, nhuận tràng, uống nhiều thì xổ nhẹ.
4. Tác dụng nhuận huyết có 1 vị: Cỏ nhọ nồi Vị đắng, tính mát, làm mát máu, cầm máu.
Cây Muồng trâu Cây Cỏ nhọ nồi
5. Tác dụng giải độc cơ thể có 3 vị thuốc:
– Cỏ mần trầu
– Cam thảo nam
– Ké đầu ngựa
6. Tác dụng kích thích tiêu thực có 3 vị thuốc:
– Gừng sống
– Củ sả
– Vỏ quýt
Cây Ké đầu ngựa Cây Cỏ mần trầu Cây Cam thảo
Phần điều hòa cơ thể của toa căn bản gồm nhiều loại thuốc, cần gia giảm biến chế cho đúng với trạng thái cơ năng, trạng thái hàn nhiệt của người bệnh và 10 vị thuốc ấy có thể thay thế bằng vị có tính dược tương tự ở địa phương để đảm bảo tác dụng điều hòa cơ thể. Cần sử dụng 10 vị thuốc ấy một cách linh hoạt để củng cố, tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
DS Tạ Thị Bích Ngọc – khoa Dược