CÁC VẤN ĐỀ KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ BẠI NÃO
Trẻ bại não sẽ có những vấn đề khó khăn với mức độ nặng, nhẹ khác nhau, tình trạng vận động, nhận thức, tuy nhiên đích cần đạt được là giúp trẻ trẻ bại não tiến bộ và phát huy tốt nhất khả năng cá nhân có thể trong các hoạt động sống hàng ngày vì vậy chế độ chăm sóc cho trẻ bại não hết sức quan trọng:
– Về ăn, uống: ăn uống là một vấn đề rất phức tạp đối với trẻ em bị bại não chính vì thế các trẻ bại não thường gầy, suy dinh dưỡng do ăn uống kém, trẻ hay bị ốm, trẻ gồng cứng cả ngày làm tiêu hao nhiều năng lượng nên càng làm cho trẻ suy dinh dưỡng nặng hơn. Ăn uống của trẻ luôn gặp khó khăn và không theo kịp được các mốc phát triển cảm giác – vận động miệng so với trẻ bình thường. Khiếm khuyết ăn uống ở trẻ bại não là một khiếm khuyết hỗn hợp được xếp vào nhóm rối loạn nuốt có nguồn gốc thần kinh. Do vậy, việc chăm sóc cho trẻ bại não ăn uống là vấn đề rất cần thiết và quan trọng. Trẻ bại não cần ăn gì, ăn như thế nào để tăng cân, không sặc, không bị táo bón…
Việc chăm sóc cho trẻ bại não ăn uống là vấn đề rất cần thiết và quan trọng, Cho trẻ ăn uống đủ chất, thành phần dinh dưỡng cân đối Protein( Thịt, cá, trứng, sữa…). Glucid(Gạo, ngũ cốc,khoai..), Lipid: Mỡ, dầu ăn.Vitamin, khoáng chất và chất xơ: Cân đối thành phần rau xanh, hoa quả…
Cho trẻ bại não ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, ăn đa dạng món ăn. Với các trẻ từ độ tuổi ăn dặm, ngoài sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung thêm cháo hoặc sữa, nếu trẻ kém ăn, cần chia nhỏ ra làm nhiều bữa, ăn nhiều lần trong ngày.
Tư thế bế ẵm, cho ăn cũng rất quan trọng, để tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng nuốt thức ăn, tránh sặc, nôn trớ. Bế và nâng đỡ đầu trẻ cho hơi cúi, giúp mềm các nhóm cơ dựng sống, nhóm cơ cổ, khi đút thức ăn cho trẻ nên đưa thức ăn từ dưới lên, tránh kích thích trẻ nhìn ngược.
Tư thế ngồi vớ đầu và lưng thẳng, hai tay hướng về đường giữa, bảo đảm sự thư giãn, thoải mái và tạo thuận cho hoạt động ăn uống.
Giữ đầu và tay trẻ gập đưa về trước. Luôn luôn giữ thức ăn và thức uống từ phía dưới lên và từ phía trước tới.
Đặt trẻ ngồi hơi ngả sau để giữ thẳng bằng, đầu và lưng thẳng (tư thể cho trẻ ngồi trên đùi đối diện mẹ)
Khi trẻ thăng bằng tốt hơn hãy đặt trẻ ngồi thẳng, hông gập và dang qua đùi của mẹ (Mẹ và trẻ ngồi đối diện)
– Về vệ sinh cơ thể: Tắm cho trẻ bại não là khoảng thời gian được sử dụng như một hình thức trị liệu cho trẻ bại não, tắm cho trẻ bại não thường có thể là một thời gian căng thẳng đối với cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian được sử dụng như một hình thức trị liệu cho trẻ bại não. Cùng với việc tắm, kỳ cọ cho trẻ, bạn có thể giúp trẻ thực hành lời nói cũng như một loạt các bài tập chuyển động, vận động, giúp bạn dễ dàng đạt được nhiều mục tiêu hàng ngày cùng một lúc. phương pháp thủy trị liệu cho trẻ bại não. Điều này giúp trẻ phát triển cảm giác, thăng bằng, việc tập luyện trong môi trường nước cũng giúp trẻ thư giãn, làm giảm co cứng cơ, giúp trẻ vận động dễ dàng hơn và từ đó có những tiến bộ về vận động.
Điều quan trọng là trẻ cảm thấy an toàn khi tắm và bản thân trẻ cũng cảm thấy vui vẻ, thoải mái.
– Về chăm sóc đường hô hấp: Trẻ bại não thường tăng tiết đờm dãi nhiều, kèm theo khả năng nuốt kém nên hay ứ đọng đờm, dãi ở hầu họng. Ngoài ra, do khả năng phối hợp các cơ vùng miệng, vùng hầu, họng kém nên trẻ ăn uống khó khăn, ăn hay sặc. Do vậy trẻ bại não rất dễ viêm đường hô hấp trên ( viêm mũi, họng…), đường hô hấp dưới (viêm phế quản, phổi…). Nếu bị nặng, trẻ rất dễ bị suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Cha mẹ, người chăm sóc bé có thể làm giảm bớt các nguy cơ và tình trạng viêm nhiễm trên các bậc cha mẹ và người chăm sóc cần chú ý khi cho trẻ ăn, uống cẩn thận để tránh sặc không cho trẻ ăn, uống khi bé đang khóc, đang gồng cứng nhiều. Khi trẻ có ứ đọng đờm dãi, cần đặt trẻ ở tư thế tốt, vỗ rung, dẫn lưu đờm, dãi. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ thay đổi môi trường, tránh ở lâu trong nhà. Giữ ấm cho trẻ trong mùa đông, thoáng mát trong mùa hè, vì trẻ bại não thường gồng cứng, hay ra mồ hôi nhiều, trẻ dễ nhiễm lạnh dẫn đến viêm phế quản, phổi.
– Về Giấc ngủ cho trẻ bại não: Trẻ bại não thường ngủ kém do tổn thương não kích thích hệ thống thần kinh trung ương, cần tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái để giúp trẻ ngủ dễ dàng hơn.
Việc tập luyện phục hồi chức năng, vận động hàng ngày cũng giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn, sâu hơn vào buổi tối. Cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ngủ và thức có giờ giấc, tạo phản xạ tốt cho trẻ.
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk đã và đang điều trị nhiều trẻ em bại não, với các phương pháp phối hợp với Điện trị liệu, vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt… các phương pháp này tác động chính lên 2 mạch nhâm và mạch đốc nhằm mục đích cân bình âm dương trên cơ thể. Với sự phối hợp trong chăm sóc và điều trị, theo thời gian, nhiều trẻ được điều trị tại đây có kết quả khá tốt, từ đó giúp trẻ có thể sinh hoạt độc lập, tự phục vụ bản thân, sớm hòa nhập cộng đồng.
Khoa châm cứu dưỡng sinh