Cây Ngưu tất còn được biết đến với cái tên gọi là cây cỏ xước, hoài ngưu tất. Loại cây này được sử dụng rất nhiều trong các vị thuốc đông y chữa các chứng bệnh đau lưng gối, mỏi gân xương,…

- Đặc điểm sinh học của cây ngưu tất:
Cây ngưu tất (cỏ xước) thuộc họ Rau dền, có thân mảnh, hơi vuông, thường chỉ cao 1m, cũng có khi tới 2m. Lá mọc đối có cuống, dài 5-12cm, rộng 2-4cm, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá
Cây được trồng ở nhiều địa phương nước ta. Ngưu tất nam là rễ cây Cỏ xước (Achyranthes aspera L.), cùng họ Rau dền, mọc hoang nhiều nơi ở nước ta có thể dùng thay vị Ngưu tất.
- Bộ phận dùng làm thuốc của ngưu tất là rễ. Trong rễ ngưu tất người ta chiết xuất ra một chất saponin, Saponin triterpenoid, hydratcarbon. Ngoài ra còn có ecdysteron, inokosteron và muối kali.
Hình ảnh Rễ Ngưu tất khô Rễ thu hoạch vào mùa đông, khi thân và lá khô héo, đào lấy rễ, chọn loại rễ to, cắt bỏ rễ con, loại bỏ đất, buộc thành bó nhỏ, phơi đến khi héo, khô nhăn, xông lưu huỳnh 2 lần cho mềm. Cắt bằng phần đầu, phơi khô
- Công dụng của cây Ngưu tất đối với sức khỏe
– Theo y học cổ truyền, cây ngưu tất vị chua, đắng, bình, không độc, vào hai kinh can và thận. Có tác dụng phá huyết, hành ứ (sống), bổ can thận, mạnh gân cốt (chế biến chín).
– Dùng sống trị cổ họng sưng đau, ung nhọt, chấn thương tụ máu, bế kinh, tiểu tiện ra máu, viêm khớp.
– Tẩm rượu trị đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại.
- Lưu ý khi dùng Cây ngưu tất làm thuốc
– Phụ nữ có thai, đang hành kinh không được dùng.
– Để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn trong quá trình chữa bệnh, tốt nhất nên có sự hướng dẫn chi tiết từ thầy thuốc y học cổ truyền.
Hiện nay, bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk áp dụng điều trị phong thấp từ công dụng của cây ngưu tất phối hợp với các vị thuốc khác thành bài thuốc cổ phương:
Lá lốt, Thiên niên kiện, Xấu hổ, Ngưu tất nam, Quế chi, Thổ phục linh, Hà thủ ô, Sinh địa, Cam thảo, Đại táo, Đương quy.
Bài thuốc: Phong thấp 5 Với đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, cùng sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, hiện nay bài thuốc điều trị phong thấp từ cây ngưu tất có tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk sử dụng cho người bệnh tới khám và điều trị đã ghi nhận được những kết quả khả quan và được đón nhận rộng rãi.