CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ TRĨ

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU MỔ TRĨ

  1. BỆNH TRĨ LÀ GÌ?

       Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của một hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn. Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi.

        2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH TRĨ:

        Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố thuận lợi làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ.

         Các yếu tố thuận lợi bao gồm:

         – Tuổi

         – Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy

         – Thời kỳ mang thai

         –  Di truyền

        – Đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều

        – Chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn

        – Ngồi đại tiện quá lâu trong nhà vệ sinh

        3. CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ:

         –  Chảy máu khi đại tiện

         – Xuất hiện các khối thòi ra ngoài khi đại tiện

         – Ngứa vùng hậu môn

         – Đau

        – Xuất hiện những khối cứng nhỏ ở rìa hậu môn

          Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh:

        – Chảy máu khi đại tiện kéo dài dai dẳng dẫn đến thiếu máu và suy nhược cơ thể.

        – Rối loạn thần kinh và rối loạn chức năng hậu môn.

        – Tắc nghẽn búi trĩ cấp, viêm cấp tĩnh mạch gây đau đớn, bí đái. Không vệ sinh vùng bị bệnh gây ra nhiễm trùng và dẫn đến hoại tử.

        – Gây các bệnh về da và nhiễm trùng máu: Áp-xe hậu môn một khi hình thành sẽ xuất hiện các trệu chứng như xuất huyết, vi khuẩn, độc tố, mủ.

        4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ:

        -Đối với những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn sớm và nhẹ, có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật.

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ
  • Ngâm thường xuyên trong bồn nước ấm hoặc tắm ngồi (sitz bath). Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm từ 10 đến 15 phút và từ hai đến ba lần một ngày
  • Chườm túi nước đá hoặc chườm nước lạnh lên vùng hậu môn để giảm sưng.
  • Uống thuốc giảm đau….

         Về điều trị ngoại khoa, có nhiều phương pháp, tùy từng trường hợp cụ thể và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể như: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo, phương pháp Milligan-Morgan, phương pháp Nilligen, phương pháp Doppler…nhằm cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc.

         Tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh ĐăkLak hiện đang áp dụng phương pháp Milligan-Morgan có ưu điểm: Là một trong những phương pháp điều trị trĩ kinh điển, cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ ra khỏi cơ thể người bệnh. Vì thế, tỷ lệ thành công sau phẫu thuật gần như tuyệt đối và xác suất tái bệnh rất thấp. Thời gian thực hiện một ca phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan trung bình khoảng 45 phút, tương đối an toàn để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật, đặc biệt là nhiễm trùng.

       Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật:

  1. Chế độ ăn uống phẫu thuật bệnh trĩ

       Sau phẫu thuật 1 – 4 ngày đầu nên ăn dễ tiêu hóa tránh thức ăn quá cứng. Bốn ngày sau bắt đầu một chế độ ăn mềm, kiêng những đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ, các nước uống kích thích như rượu, bia, café…, thực phẩm khô và sữa, các loại đậu, các thực phẩm gây đầy hơi để tránh tăng nhiệt. Động viên người bệnh ăn uống, không quá kiêng khem, sợ đại tiện nhằm sớm phục hồi chức năng.

  1. Chăm sóc sau khi phẫu thuật bệnh trĩ cần quan sát tiểu tiện có dễ dàng không, Ngâm rửa, vệ sinh vùng hậu môn.

        Ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 15-20 phút, ngày 3 lần và sau khi đại tiện. Ngoài ra có thể ngâm thuốc tím hoặc betadin pha loãng.

        Giữ vùng hậu môn khô sạch

        Sử dụng khăn lau mềm thay vì dùng giấy vệ sinh sau khi đại tiện. Dùng những sản phầm không gây kích ứng hậu môn.

        Nằm kê cao mông giúp giảm sưng nề vùng hậu môn

       Trong những ngày đầu sau mổ, vết thương có thể thấm dịch màu hồng

  1. Tránh táo bón, nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết mổ), không dùng sức rặn khi đại tiện.
  2. Không ngồi xổm lâu vì như vậy sẽ cản trở sự tuần hoàn máu, Thụt tháo đại tràng trước khi mổ cũng không cần thiết. Sau mổ, thường 3-4 ngày sau, bệnh nhân mới đi đại tiện được lúc vết mổ bắt đầu lành. Lúc đại tiện hậu môn bị căng ra rất đau. Tốt hơn hết là cho đi cầu ngay khi vết thương còn mới và chưa kịp lành.
  3. Không đi xe máy trong 2 tuần đầu để phòng ngừa chảy máu.
  4. Tái khám theo hẹn.
  5. Giáo dục sức khỏe: Chế độ ăn uống, nghĩ ngơi khi ra viện

Nên ăn:

       – Uống nhiều nước lọc, mỗi ngày ít nhất 2l/ngày, tăng cường trái cây, hoa quả

        – Ăn những thực phẩm nhuận tràng: rau lang, khoai lang, chuối, mồng tơi, rau dền, diếp cá, rau má, uống mật ong

        – Những thức ăn có nhiều chất xơ: đậu phụ, cà rốt, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…

Nên tránh:

        – Bánh mỳ, nước ngọt, socôla, bánh ngọt…

        – Hạn chế các gia vị cay nóng (tiêu, ớt, hành), ăn mặn….

Thói quen:

         – Khi đi vệ sinh dùng vòi nước để xịt rửa hậu môn, không dùng giấy cứng để lau.

        – Không ngồi quá lâu hay ngồi xổm, thường xuyên đứng dậy, đi lại, tránh đứng lâu, nâng vật nặng, hạn chế các môn thể thao cần chạy nhảy nhiều như bóng đá , cầu lông..

        – Tập thể dục nhẹ nhàng: bơi lội, đi bộ…

        – Tập thói quen đi cầu đều đặn mỗi ngày.

Cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa khi xuất hiện các tình trạng dưới đây:

       – Cơn đau tại vùng hậu môn kéo dài hàng tuần không dứt.

       – Sau khoảng tuần vết thương vẫn còn chảy dịch, không dứt. Thông thường sau khoảng 1 tuần vết thương mổ trĩ sẽ khô và không còn chảy dịch.

       – Khó đại tiện, đại tiện lắt nhắt nhiều lần kéo dài.

       – Ra máu cục ở vùng hậu môn.

         Sau mổ trĩ, việc vệ sinh vết mổ và sinh hoạt lành mạnh rất quan trọng. Chăm sóc đúng cách và bài bản sẽ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn, giảm thiểu tối đa tỷ lệ tái phát bệnh và giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Hình ảnh bác sĩ dặn dò, hướng dẫn bệnh nhân sau mổ

Khoa Ngoại tổng hợp

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Shopping Cart
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top
Scroll to Top