CÂY XẤU HỔ

CÔNG DỤNG VÀ BÀI THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH TỪ CÂY XẤU HỔ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH  ĐẮK LẮK

          Cây trinh nữ còn được biết đến với cái tên gọi khá quen thuộc là cây xấu hổ. Loại cây này được sử dụng rất nhiều trong các vị thuốc đông y chữa các chứng bệnh xương khớp, thần kinh, huyết áp… Với tác dụng an thần, chống viêm, làm dịu các cơn đau nhức, rễ cây trinh nữ có công dụng rất tốt trong việc chữa viêm khớp, đau lưng.

           Bộ phận dùng làm thuốc của cỏ trinh nữ là rễ và cành. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa Hạ, dùng tươi hay phơi khô. Dược liệu có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu. 

Xấu hổ là cây mọc hoang, rất dễ tìm ở nhiều vùng trên đất nước ta
  1.  Đặc điểm sinh học của cây xấu hổ:

       Cây xấu hổ (trinh nữ, mắc cỡ, hàm tu thảo) thuộc họ Đậu, thân thảo, chủ yếu mọc hoang nơi đất trống. Thân xấu hổ dài khoảng 1.5m, có nhiều gai móc, phân nhiều nhánh nhỏ, xu hướng bò trườn trên mặt đất khi trưởng thành.

         Lá cây xấu hổ dạng lông chim, nếu chạm vào sẽ tự co khép lại. Cuống lá hình chân vịt, nhiều lông. Trung bình mỗi lá có 15 – 20 lá chét, không cuống.

      Hoa xấu hổ có cuống dài, nhỏ, hình cầu, màu tím đỏ, mọc ra từ nách. Quả xấu hổ nhiều lông cứng, hình ngôi sao, thắt lại ở giữa hạt. Quả mọc tụ thành chùm. 

         Nguồn gốc cây xấu hổ xuất phát từ Trung và Nam Mỹ sau đó có mặt ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, cây xấu hổ chủ yếu mọc ở ven đường, khu đất trống, bờ sông, miền Nam thường có nhiều hơn so với miền Bắc.

  1. Thành phần hóa học và cách khai thác, chế biến dược liệu:

       2.1. Thành phần hóa học:

       Toàn thân cây xấu hổ chứa axit amin tự nhiên có vai trò như Alcaloid – chất thường được dùng để gây tê, giảm đau. Ngoài ra, cây xấu hổ cũng có các thành phần khác như: alcol, axit hữu cơ, crocetin, flavonosid, minosin,…

       Hạt xấu hổ chứa chất nhầy và selen. Lá xấu hổ chứa hoạt chất có vai trò gần giống như selen và adrenalin hỗ trợ ổn định quá trình đưa máu đến tim.

       2.2. Cách khai thác và chế biến:

       Phần lá và cành thường thu hoạch vào mùa khô để dùng tươi hoặc sấy, phơi để dùng dạng khô. Rễ cây xấu hổ cần được làm sạch sau đó mới thái thành khúc ngắn để sấy hoặc phơi khô, bảo quản trong túi kín.

  1. Công dụng của cây xấu hổ đối với sức khỏe:

       3.1. Theo Y học cổ truyền:

       Trong quan niệm của y học cổ truyền, cây xấu hổ tính hàn, vị ngọt, có thể điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau dạ dày, viêm kết mạc cấp, viêm gan, sỏi tiết niệu, phong thấp, đau nhức xương  khớp,  huyết áp cao,… 

       3.2. Theo Y học hiện đại:

     Nghiên cứu của Đại học Ấn Độ công bố năm 2001 cho thấy dịch chiết từ rễ khô của cây xấu hổ chứa hoạt chất Mimosa có thể ức chế hoạt động của men Protease và Hyaluronidase trong nọc rắn.

       Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ còn chỉ ra rằng loài cây này còn có thể tác động lên chu kỳ rụng trứng

       Các nhà khoa học Mexico trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng cây xấu hổ khô chứa chất chiết xuất có thể chống lại dấu hiệu trầm cảm.

       Ngoài ra, dịch chiết từ lá cây xấu hổ còn có thể chống co giật nguyên nhân do Strychnin hoặc Pentylenetetrazol. Tinh chất có trong cây xấu hổ cũng giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị lo âu, hồi hộp, tim đập nhanh,..

  1. Lưu ý khi dùng xấu hổ làm thuốc:

       Tuy cây xấu hổ là dược liệu đa công dụng nhưng khả năng đáp ứng thuốc tùy thuộc rất nhiều vào cách sử dụng và cơ địa cá nhân.

       – Tuyệt đối không áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây xấu hổ đối với phụ nữ có thai.

      – Không dùng kết hợp cây xấu hổ với cây Mimosa.

      – Không dùng xấu hổ cho người đang bị suy nhược cơ thể hoặc thân hàn.

        Để đảm bảo hiệu quả và tính an toàn trong quá trình chữa bệnh, tốt nhất nên có sự hướng dẫn chi tiết từ thầy thuốc y học cổ truyền.

        Hiện nay, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk áp dụng điều trị phong thấp từ công dụng của cây xấu hổ phối hợp với các vị thuốc khác thành bài thuốc cổ phương:

        Lá lốt, Thiên niên kiện, Xấu hổ, Ngưu tất nam, Quế chi, Thổ phục linh, Hà thủ ô, Sinh địa, Cam thảo, Đại táo, Đương quy.

Bài thuốc: Phong thấp 5

       Với đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, cùng sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, hiện nay bài thuốc điều trị phong thấp từ cây xấu hổ có tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk sử dụng cho bệnh nhân tới khám và điều trị đã ghi nhận những kết quả khả quan và được đón nhận rộng rãi.

KHOA DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lên đầu trang
Scroll to Top