CAN THIỆP VỀ PHÒNG NGỪA TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2023
Nhóm nghiên cứu: Phạm Thị Thủy1, Trịnh Đăng Anh1, Nay H Xuyến1.
Bệnh viện Y học cổ truyền Đắk Lắk
Người liên hệ: ThS. Phạm Thị Thủy (0975.732.778); phamthuy9382dkk@gmail.com)
TÓM TẮT:
Tiếng Việt
“Can thiệp về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn của nhân viên tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2023” với 2 mục tiêu 1 là Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn của nhân viên y tế trước và sau can thiệp. 2 là Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn sau can thiệp.
Phương pháp, thiết kế: Chọn mẫu toàn bộ với thiết kế nghiên cứu lượng giá trước sau chương trình can thiệp.
Kết quả:
Nhân viên y tế đạt kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn từ 47,2% lên 90,6%. Nhân viên y tế đạt thực hành phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn từ 27,6% lên 79,5%. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra cả trước và sau can thiệp đều cho thấy: Những nhân viên y tế có thâm niên công tác < 5 năm thì trong quá trình làm các thủ thuật dễ bị tổn thương do vật sắc nhọn cao hơn so với nhân viên y tế thâm niên công tác ≥ 5 năm (p = 0,032); Đào tạo: Nhân viên y tế chưa được đào tạo trong năm vừa qua thực hành phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn kém hơn so nhân viên y tế đã được đào tạo với (p = 0,024). Kiến thức: Nhân viên y tế chưa đạt về kiến thức sẽ thực hành kém hơn nhân viên y tế có kiến thức đạt về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn (p<0,001). Các yếu tố: Sự đầy đủ dụng cụ, bảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, phạt, thưởng cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ thực hành phòng ngựa tổn thương do vật sắc nhọn.
Kết luận: Sau can thiệp nhân viên y tế đạt kiến thức phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn từ 47,2% lên 90,6% . Nhân viên y tế đạt thực hành phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn từ 27,6% lên 79,5%. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn: Kiến thức nhân viên y tế, Đào tạo, Thâm niên.
Từ khóa: Tổn thương do vật sắc nhọn.
Tiếng Anh
INTERVENTION ON PREVENTION OF INJURIES FROM SHARP OBJECTS OF MEDICAL STAFF
AT TRADITIONAL MEDICINE HOSPITAL OF Dak LAK PROVINCE IN 2023
Nhóm nghiên cứu: Phạm Thị Thủy1, Trịnh Đăng Anh1, Nay H Xuyến1.
Bệnh viện Y học cổ truyền Đắk Lắk
Người liên hệ: ThS. Phạm Thị Thủy (0975.732.778); phamthuy9382dkk@gmail.com)
SUMMARY
Objective: “Intervention on prevention of sharp object injuries of staff at Dak Lak Provincial Traditional Medicine Hospital in 2023” with 2 objectives: 1 is to describe the current status of knowledge and practice on prevention of sharp object injuries of medical staff before and after intervention. 2 is some factors related to practice on prevention of sharp object injuries after intervention.Method and design: Total sample with pre-post evaluation study design.Results: Health workers achieved knowledge of preventing injuries from sharp objects from 47,2% to 90,6%. Health workers achieved the practice of preventing injuries from sharp objects from 27,6% to 79,5%. Our research shows that both before and after the intervention: Health workers with less than 5 years of practice are more susceptible to injury from sharp objects than health workers ≥ 5 years old (p = 0,032); Training: HCWs who had not received training in the past year performed worse in preventing injuries from sharp objects than HCWs who had received training (p = 0,024). Knowledge: Healthcare workers who do not have adequate knowledge will practice worse than healthcare workers with adequate knowledge on preventing injuries from sharp objects (p < 0,001). Factors: Adequacy of tools, instructions, inspection, supervision, punishment, and rewards also affect compliance with practices to prevent horses from being injured by sharp objects.Conclution: After intervention, health workers gained knowledge of preventing injuries from sharp objects from 47,2% to 90,6%. Health workers achieved the practice of preventing injuries from sharp objects from 27,6% to 79,5%. Some factors related to the practice of preventing injuries from sharp objects: Health workers’ knowledge, training, seniority.Keywords: Injury due to sharp objectsBảng viết tắt:
Phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn | : TTDVSN |
Nhân viên y tế | : NVYT |
Vật sắc nhọn | : VSN |
- Đặt vấn đề:
Phòng ngừa TTDVSN là những phương pháp được sử dụng để kiểm soát các mối nguy hại do vật sắc nhọn gây lên [1]. TTDVSN đối với NVYT là một trong những tổn thương xảy ra thường xuyên và phổ biến nhất trên thế giới dẫn đến nguy cơ cao gây ra các bệnh nghề nghiệp cho NVYT.
Theo nghiên cứu của Cooke C.E và Stephens J.M (2017) cho thấy có 14,9% – 69,4% số NVYT bị TTDVSN với phạm vi rộng do sự khác biệt về quốc gia [2]. Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) có đến 51,5% người trả lời đã từng bị TTDVSN trong vòng 6 tháng, 3,3% trả lời không nhớ có bị tổn thương hay không [3].
Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk là bệnh tuyến tỉnh hạng II có 250/370 giường kế hoạch/giường thực kê. Năm 2022 chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đánh giá Kiến thức, thực hành về phòng ngừa TTDVSN của NVYT cho thấy kết quả đạt rất thấp. Chỉ có 47,2% NVYT đạt kiến thức phòng ngừa TTDVSN, thực hành đạt 27,6% và yếu tố đào tạo liên quan đến kiến thức và các yếu tố Thâm niên, Đào tạo, Kiến thức liên quan đến thực hành [4]. Từ tình hình thực tế trên việc tiến hành đề tài: “Can thiệp về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn của nhân viên tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2023” với 2 Mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức, thực hành về phòng ngừa TTDVSN của NVYT trước và sau can thiệp. 2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng ngừa TTDVSN sau can thiệp.
- Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu:
* Tiêu chuẩn lựa chọn:
Những NVYT tại các khoa trực tiếp tham gia vào công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm sắc nhọn tại bệnh viện năm 2023. NVYT thuộc các khoa: Nội Nhi, Lão khoa, Ngoại tổng hợp, Châm cứu dưỡng sinh, Khám đa khoa, Cận lâm sàng, Phục Hồi Chức Năng và các NVYT đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ: NVYT không đồng ý tham gia nghiên cứu, NVYT vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Lượng giá trước sau chương trình can thiệp
*Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ NVYT tại 07 khoa trực tiếp tham gia vào công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm sắc nhọn tổng số 127 người, chương trình can thiệp bằng cách mở lớp tập huấn cho toàn bộ 127 NVYT về quản lý chất thải, mua sắm và đáp ứng toàn bộ số lượng thùng đựng VSN ngay tại nơi phát sinh và khu lưu trữ tạm thời các khoa, Dán đầy đủ các Bảng hướng dẫn phân loại VSN tại 07 khoa nghiên cứu, tăng cường công tác giám sát, tăng mức phạt/khen thưởng khi NVYT thực hiện sai/đúng về tuân thủ quản lý CTYT.
Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng đạo đức của Sở Y tế.
- Kết quả nghiên cứu:
NVYT đạt kiến thức phòng ngừa TTDVSN từ 47,2% lên 90,6%. NVYT đạt thực hành phòng ngừa TTDVSN từ 27,6% lên 79,5%. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra cả trước và sau can thiệp đều cho thấy: Những NVYT có thâm niên công tác < 5 năm thì trong quá trình làm các thủ thuật dễ bị TTDVSN cao hơn so với NVYT thâm niên công tác ≥ 5 năm (p = 0,032); Đào tạo: NVYT chưa được đào tạo trong năm vừa qua thực hành phòng ngừa TTDVSN kém hơn so NVYT đã được đào tạo với (p = 0,024). Kiến thức: NVYT chưa đạt về kiến thức sẽ thực hành kém hơn NVYT có kiến thức đạt về phòng ngừa TTDVSN (p <0,001). Các yếu tố: Sự đầy đủ dụng cụ, bảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, phạt, thưởng cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ thực hành phòng ngựa TTDVSN.
Bảng 1. Tổng hợp kiến thức của đối tượng nghiên cứu về TTDVSN (n=127)
Nội dung kiến thức đúng
|
Trước
Can Thiệp |
Sau
Can Thiệp |
||
Đúng (%) | Sai (%) | Đúng (%) | Sai (%) | |
Hiểu biết cả 6 nguyên nhân | 42(33,1) | 85(66,9) | 107(84,3) | 20(15,7) |
Hiểu biết cả 3 loại bệnh phổ biến | 76(59,8) | 51(40,2) | 126(99,2) | 1(0,8) |
Kiến thức về mức độ lây truyền | 58(45,7) | 69(54,3) | 117(92,1) | 10(7,9) |
Kiến thức về vắc xin phòng HBV | 91(71,7) | 36(28,3) | 127(100) | 0(0) |
TTNN do VSN có thể phòng được hoàn toàn | 51(40,2) | 76(59,8) | 125(98,4) | 2(1,6) |
Dùng bông, gạc khi bẻ thuốc dạng ống | 111(87,4) | 16(12,6) | 127(100) | 0(0) |
Kiến thức về việc trao VSN sang người khác | 125(98,4) | 2(1,6) | 127(100) | 0(0) |
Kiến thức khi di chuyển với VSN | 125(98,4) | 2(1,6) | 127(100) | 0(0) |
Kết quả Bảng 1 cho thấy sau can thiệp kiến thức đúng của NVYT về phòng ngừa TTDVSN dao động từ 84,3-100%; trong đó tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng cao nhất ở nội dung “trao đổi vật sắc nhọn cho người khác”, “khi di chuyển vật sắc nhọn” cùng tỷ lệ 100%. Thấp nhất ở nội dung hiểu biết cả 6 nguyên nhân dẫn đến TTDVSN có 84,4%.
Bảng 2. Tổng hợp kiến thức của đối tượng nghiên cứu về TTDVSN (n=127)
Nội dung kiến thức đúng | Trước
Can Thiệp |
Sau
Can Thiệp |
||
Đúng (%) | Sai
(%) |
Đúng (%) | Sai
(%) |
|
Hiểu biết cả 3 lưu ý khi thao tác trên người bệnh với VSN | 91(71,7) | 36(28,3) | 126(99,2) | 1(0,8) |
Kiến thức về cách xử lý VSN an toàn nhất sau tiêm | 57(44,9) | 70(55,1) | 126(99,2) | 1(0,8) |
Kiến thức về phương pháp đóng nắp an toàn khi thiếu dụng cụ | 35(27,6) | 92(72,0) | 126(99,2) | 1(0,8) |
Kiến thức về mức chứa của Hộp đựng VSN | 61(48,0) | 66(52,0) | 115(90,5) | 12(9,5) |
Kiến thức đúng về bước xử lý đầu tiên khi bị tổn thương nghề nghiệp do VSN | 96(75,6) | 31(24,4) | 125(98,4) | 2(1,6) |
Kiến thức về báo cáo tổn thương nghề nghiệp do VSN | 115(90,6) | 12(9,0) | 127(100) | 0(0) |
Kiến thức về các bước xử lý tổn thương nghề nghiệp do VSN | 60(47,2) | 67(52,8) | 117(92,1) | 10(7,9) |
Kiến thức về điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV | 86(67,7) | 41(32,3) | 120(94,5) | 7(5,5) |
Kết quả Bảng 2 cho thấy sau can thiệp kiến thức đúng của NVYT:“báo cáo TTNN do VSN” 100%. Kiến thức về “cách xử lý VSN an toàn nhất sau tiêm” cải thiện rõ rệt từ 44,9% lên 99,2%.
Bảng 3. Thực hành về phòng ngừa TTDVSN của NVYT (n=127)
Nội dung thực hành | Trước
Can Thiệp |
Sau
Can Thiệp |
||
Có (%) | Không (%) | Có (%) | Không (%) | |
Có chuẩn bị thùng/ hộp chứa VSN treo cạnh xe tiêm hoặc nơi phát sinh chất thải sắc nhọn | 102(80,3) | 25(19,7) | 127(100) | 0(0) |
Đảm bảo khu vực xe tiêm được gọn gàng để không phải đưa mũi tiêm qua vật cản | 112(88,2) | 15(11,8) | 117(92,1) | 10(7,9) |
Dùng gạc/gòn bọc vào đầu ống thuốc, nước cất trước khi bẻ | 54(43) | 73(57) | 95(74,8) | 32(25,2) |
Không dùng hai tay để đậy nắp kim trước khi tiêm thuốc, thuỷ châm | 75(59) | 70(41) | 109(85,8) | 18(14,2) |
Cô lập ngay VSN (kim) đã nhiễm khuẩn trong thùng/hộp đựng VSN | 64(50,4) | 63(49,6) | 127(100) | 0(0) |
Tập trung vào công việc khi thực hiện thủ thuật: Tiêm, truyền, châm cứu | 80(63) | 47(37) | 110(86,6) | 17 (13,4) |
Không để tay phía trước mũi kim khi làm thủ thuật | 108(85) | 19(15) | 126(99,2) | 1(0,8) |
Không cầm nhiều VSN (kim) để thực hiện thủ thuật | 63(49,6) | 64(50,4) | 91(71,7) | 36(28,3) |
Không dùng hai tay đậy nắp sau khi tiêm, thuỷ châm | 113(89) | 14(11) | 124(97,6) | 3(2,4) |
Không bẻ cong kim sau khi tiêm thuốc | 119(93,7) | 8(6,3) | 127(100) | 0(0) |
Không chuyền tay các VSN | 99(78) | 28(22) | 108(85,0) | 19(15,0) |
Phân loại rác đúng theo quy định | 105(83) | 22(17) | 117(92,1) | 10(7,9) |
Kết quả Bảng 3 cho thấy sau can thiệp 100% ĐTNC thực hiện tốt các nội dung: Có chuẩn bị thùng/ hộp chứa VSN treo cạnh xe tiêm hoặc nơi phát sinh chất thải sắc nhọn; Cô lập ngay VSN (kim) đã nhiễm khuẩn trong thùng/hộp đựng VSN; Không bẻ cong kim sau khi tiêm thuốc. Thực hành đạt thấp nhất ở hai nội dung: Dùng gạc/gòn bọc vào đầu ống thuốc, nước cất trước khi bẻ; Không cầm nhiều VSN (kim) để thực hiện thủ thuật đạt: 74,8%; 71,1%.
Biểu đồ 1. Kiến thức, Thực hành về phòng ngừa TTDVSN của NVYT trước và sau can thiệp (n=127)
Biểu đồ 1 cho thấy kiến thức chung về phòng ngừa TTDVSN của NVYT sau can thiệp đạt lên đến 90,6% trong khi trước can thiệp chỉ có 47,2%; thực hành đúng trước can thiệp chỉ có 27,6% nhưng sau can thiệp lên đến 79,5% NVYT tuân thủ.
Bảng 4. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng ngừa TTDVSN
Ghi chú: t Test χ2
Kết quả Bảng 3 sau can thiệp cho thấy các yếu tố như thâm niên công tác, đào tạo và kiến thức có liên quan đến thực hành phòng ngừa TTDVSN các sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê p<0,005.
- Bàn luận :
Kết quả kiến thức chung đạt NVYT trả lời đúng từ 23/38 điểm trở lên) trong nghiên cứu chúng tôi trước và sau can thiệp được cải thiện một cách rõ rệt từ 47,2% lên 90,6% [4] kể cả so với kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê tại bệnh viện tỉnh Bắc Giang (2015) chỉ có là 62.5% NVYT đạt kiến thức chung [3]. Trong nghiên cứu của chúng tôi với 115/127 người tham gia có kiến thức đạt về phòng ngừa TTDVSN sau can thiệp, kết quả này được cải thiện một cách đáng kể, từ kết quả này đã giúp chúng ta có được cái nhìn tổng quan về phòng ngừa TTDVSN, thực trạng kiến thức hiện nay của đội ngũ NVYT tại Bệnh viện nói riêng các bệnh viện khác nói chung khi có sự can thiệp trong công tác đào tạo, tập huấn như thế nào từ kết quả đó đưa ra cho các nhà lãnh đạo cần phải bổ sung hay duy trì công tác gì để cho NVYT phòng ngừa TTDVSN một cách có hiệu quả nhất.
Kết quả thực hành chung của 127 NVYT tại bệnh viện về thực hành phòng ngừa TTDVSN cho thấy từ 27,6% lên 79,5% NVYT thực hành đúng về phòng ngừa TTDVSN (đạt 12/12 tiêu chí ) [4]. Kết quả này cả trước và sau can thiệp đều cao hơn nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đạt 17/17 tiêu chuẩn rất thấp chỉ có 5,4% [4],
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế (2012) để thực hành an toàn trong quá trình thao tác với kim tiêm NVYT tập trung trong công việc, không đưa tay trước mũi kim, VSN cần được để trong khay khi di chuyển, không tháo đậy, bẻ cong kim sau khi dùng và áp dụng kỹ thuật xúc nắp một tay khi cần thiết phải đóng nắp kim, khi bẻ ống thuốc không dùng tay trực tiếp bẻ mà phải dùng bông gòn bao quanh ống thuốc bẻ…[1]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước can thiệp có 87,4% NVYT biết dùng bông, gạc quấn quanh ống nước cất trước khi bẻ [4] nhưng sau can thiệp thì kết quả nên đến 100% NVYT hiểu đúng. Kết quả nghiên cứu trước can thiệp chỉ có 44,9% NVYT có kiến thức đúng rằng phương pháp xử lý kim an toàn nhất là không đóng nắp kim, không tháo rời kim, cô lập ngay vào thùng đựng VSN nhưng sau can thiệp NVYT đã hiểu đúng lên đến 99,2% [4], kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả của Hoàng Văn Khuê (2015) 16,2% có kiến thức đúng [3]
Nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng ngừa TTDVSN của NVYT: Các yếu tố Kiến thức NVYT, Đào tạo, Thâm niên đều có (p <0,005) kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu khác như nghiên cứu trước can thiệp và nghiên cứu của Hoàng Văn Khuê (2015) [3,4]
- Kết luận :
NVYT đạt kiến thức phòng ngừa TTDVSN từ 47,2% lên 90,6% trong đó: Biết cả 6 nguyên nhân dẫn đến TTDVSN từ 33,1 % lên 84,3%; Trả lời đúng cả 3 bệnh phổ biến lây truyền qua tổn TTDVSN từ 59,8% lên 99,2% ; Biết về phương pháp an toàn nhất xử trí VSN sau khi tiêm từ 44,9% và kiến thức về Phương pháp đóng nắp kim an toàn được khuyến cáo từ 27,6% đều lên 99,2% ; Biết được mức chứa tối đa của thùng đựng VSN từ 48,03% lên 90,5% ; Biết các bước xử lý khi gặp TTDVSN từ 47,2% lên 92,1% và biết thời gian tốt nhất theo khuyến cáo bắt đầu điều trị nghi ngờ phơi nhiễm HIV từ 67,7% lên 94,5%.
NVYT đạt thực hành phòng ngừa TTDVSN từ 27,6% lên 79,5% trong đó: Thực hành có chuẩn bị thùng/ hộp chứa VSN treo cạnh xe tiêm hoặc nơi phát sinh chất thải sắc nhọn từ 80,3%; Cô lập ngay VSN (kim) đã nhiễm khuẩn trong thùng/hộp đựng VSN từ 50,4%; Không bẻ cong kim sau khi tiêm thuốc từ 93,7% đều lên 100% sau can thiệp; Thực hành Đảm bảo khu vực xe tiêm được gọn gàng từ 88,2% và Không chuyền tay các vật sắc nhọn từ 83% đều lên 92,1%; Thực hành Dùng gạc/gòn bọc vào đầu ống thuốc, nước cất trước khi bẻ từ 43% lên 74,8%.
Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng ngừa TTDVSN của NVYT: Các yếu tố Kiến thức NVYT, Đào tạo, Thâm niên đều có (p <0,005).
Các yếu tố: Sự đầy đủ dụng cụ, bảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, phạt, thưởng cũng ảnh hưởng đến sự tuân thủ thực hành phòng ngựa TTDVSN.
- Kiến nghị
Đối với cấp lãnh đạo: Chỉ đạo cần tiếp tục duy trì các giải pháp can thiệp đã thực hiện, đặc biệt trang thiết bị, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và kiểm tra NVYT về tiêm an toàn, phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn. Chương trình đào tạo cần đầy đủ và cập nhật hơn. Vì lực lượng trẻ ở bệnh viện còn nhiều nên công tác tập huấn là rất cần thiết và cấp bách.
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: tham mưu bổ sung trang thiết bị, dụng cụ đầy đủ, Chuẩn bị các bài giảng cập nhật kiến thức mới nhất tập huấn cho NVYT.
Phòng Tổ chức hành chính phân công công việc và nhân lực hợp lý nhất là với một số khoa có tỷ lệ TTDVSN cao.
Trưởng, phó các khoa/phòng, điều dưỡng trưởng khoa thường xuyên quán triệt nhân viên thực hiện tốt các quy định về phân loại chất thải y tế, các quy trình kỹ thuật chuyên môn, có các biện pháp xử trí hợp lý khi được nhân viên báo cáo TTDVSN.
Đối với NVYT: Nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ đúng các quy trình, quy định tại bệnh viện như tiêm, truyền, châm cứu… phân loại rác thải theo đúng. Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động nói chung và kiểm soát nhiễm khuẩn nhất là các NVYT mới tham gia công tác, NVYT trẻ tuổi.
- Tài liệu tham khảo:
8.1. Bộ Y tế (2012), “Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”– Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn. Hà Nội, 2-28.
8.2. Cooke C.E, Stephens J.M (2017). Clinical, economic, and humanistic burden of needlestick injuries in healthcare workers.Med Devices (Auckl), 10, 225-235.
8.3. Hoàng Văn Khuê (2015).Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tổn thương do vật sắc nhọn ở điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang trong 6 tháng từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
8.4. Phạm Thị Thủy (2022) Kiến thức, thực hành về phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn của nhân viên tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2022.
Người viết bài: ThS. Phạm Thị Thủy – Trưởng khoa KSNK