Thoát vị đĩa đệm – Cách chữa trị hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống bị biến dạng, lệch vị trí, bị thoái hóa hoặc bị sang chấn nên nứt, rách, thoát nhân nhầy ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh gây tê bì, đau nhức. Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khá phổ biến. Có tới 30% dân số mắc phải trong cuộc đời.

Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm:
+ Triệu chứng thường gặp là những cơn đau đột ngột ở vùng thắt lưng, vùng cổ khi mắc bệnh. Sau đó lan ra vùng vai gáy, chân tay. Cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội. Đau nhiều hơn khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
+ Triệu chứng tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ khi nhân đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh. Cơn đau lan dần xuống mông, đùi, gót chân và đến tận các ngón chân. Bệnh nhân có thể bị rối loạn cảm giác và cảm thấy như kiến bò trong người.
+ Triệu chứng yếu cơ, teo cơ, khó vận động đi lại.
+ Một số triệu chứng ít gặp khác như són tiểu, bí tiểu hoặc mất cảm giác các vùng bắp đùi trong, phía sau chân, vùng quanh hậu môn.
Thoát vị đĩa đệm nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại những di chứng nặng nề như:
+ Mất khả năng vận động, liệt nửa người hoặc bại liệt toàn thân.
+ Đại tiện không kiểm soát do dây thần kinh đuôi ngựa bị chèn ép.
+ Tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ vòng.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm thường là:
+ Do lao động quá sức hoặc sai tư thế làm đĩa đệm bị tổn thương.
+ Do tuổi tác hay quá trình lão hóa làm đĩa đệm bị mất nước, xơ cứng nên dễ bị tổn thương.
+ Do chấn thương cột sống tác động đến đĩa đệm.
+ Do các bệnh gần cột sống ảnh hưởng đến đĩa đệm.
+ Do yếu tố di truyền.
+ Do cân nặng quá mức gây áp lực lớn lên đĩa đệm.

Để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân sẽ được thăm khám lâm sàng, kiểm tra mức độ căng cứng vùng lưng. Bệnh nhân sẽ thực hiện các tư thế khác nhau để kiểm tra mức độ trương cơ lực, cảm nhận kích thích. Trong một số ít trường hợp, bệnh nhân có thể phải chụp X quang hoặc kiểm tra để xác định dây thần kinh nào bị chèn ép.

Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, cải thiện giảm đau cho bệnh nhân như:
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Châm cứu.
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Điện châm.
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Sóng siêu âm.
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tia hồng ngoại.
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Paraphin.
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Cứu ngải.
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Mát xa liệu pháp.
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Vận động trị liệu.
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Kéo dãn cột sống.
+ Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc y học cổ truyền…

Để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần:

+ Không lao động mang vác nặng quá sức hoặc sai tư thế.
+ Giảm áp lực lên đĩa đệm, duy trì cân nặng hợp lý tránh béo phì.
+ Tập thể dục thể thao vừa sức, thực hiện các bài tập tăng độ dẻo dai các cơ cột sống giúp ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp ở những người lao động nặng, lao động quá sức hoặc sai tư thế, bệnh cũng thường gặp ở người béo phì, người lớn tuổi do quá trình lão hóa. Tỉ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khá cao, có thể lên đến 30%.
Khi có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời để tránh các cơn đau dữ dội hành hạ cơ thể. Nếu chậm trễ, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển nặng với những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, khó vận động, liệt vận động, liệt nửa người hay bại liệt toàn thân.

Hàng năm, Bệnh viện Y học Cổ truyền Đắk Lắk tiếp nhận và điều trị hơn 20.000 bệnh nhân. Trong đó, nhiều bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Bệnh viện Y học Cổ truyền Đắk Lắk
Tận tâm – Trách nhiệm

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Shopping Cart
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top
Scroll to Top