Kỹ thuật siêu âm tĩnh mạch chi dưới và các ưu điểm
Siêu âm tĩnh mạch chi dưới là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để mô phỏng lại hoạt động của tĩnh mạch lên màn hình siêu âm, giúp kiểm tra để đưa ra các đánh giá về hệ tuần hoàn và xác định vị trí các khối máu đông. Đây là phương pháp theo dõi, đánh giá và phát hiện với độ chính xác cao, thời gian thực hiện nhanh và thao tác dễ thực hiện. Cùng với bước cải thiện trong việc tránh các bức xạ ion hóa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Phương pháp này trở thành kỹ thuật để khảo sát mạch máu hàng đầu của y học hiện nay.
Chỉ định siêu âm mạch máu chi dưới
– Bệnh nhân mắc các bệnh về mạch máu chi dưới như giãn tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch, xơ cứng động mạch,…
– Đau từng đợt do thiếu máu cơ lặp lại thường xuyên gây ra các cơn đau (nặng hơn khi bệnh nhân gắng sức làm việc, đi lại và giảm nhẹ khi bệnh nhân nghỉ ngơi).
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh về mạch máu chi dưới
Triệu chứng điển hình của suy tĩnh mạch:
– Cảm giác nặng cẳng chân, căng bắp chân, chuột rút, loạn cảm giác cẳng chân.
– Phù chân là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn sau.
– Loạn dưỡng da (mảng sắc tố, sừng hoá, loét,…) là những triệu chứng giai đoạn muộn.
Kiểm tra, siêu âm để chẩn đoán suy van tĩnh mạch ở đâu ???
Trong những năm gần đây, Bệnh viện Y Học Cổ Truyền tỉnh Đắk Lắk đã ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến trong thăm khám, chẩn đoán bệnh Suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Quy trình siêu âm tĩnh mạch chi dưới được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu kết hợp với hệ thống máy móc hiện đại, nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định cụ thể giai đoạn bệnh.
Tin, ảnh: Khoa Xét nghiệm-Chẩn đoán hình ảnh-Thăm dò chức năng