SƠ CỨU VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RẮN CẮN

             Nếu không may bị rắn cắn thì sơ cứu vết thương là vô cùng quan trọng, vì vậy hãy tìm hiểu cách sơ cứu vết rắn cắn để bảo vệ bản thân tốt. Trong tự nhiên có nhiều loại rắn, có những loại rắn mang nọc độc rất nguy hiểm. Nếu sơ ý bị rắn cắn,  không nên chủ quan vì nếu là loài rắn độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.

              Dấu hiệu nhận biết :

              Rắn độc: Màu sắc sặc sỡ, đầu hình tam giác, phân biệt rõ rệt với thân.Có hố má, Có hai móc độc dài hoặc hai răng độc dài.

              Rắn lành:Không có móc độc hoặc răng độc, sau 2 giờ nơi cắn không sưng phù, xuất huyết hay hoại tử.

Hình ảnh phân biệt rắn độc và rắn không độc

              Triệu chứng chung khi bị rắn độc cắn:

              Hầu hết các nạn nhân sau khi bị rắn độc tấn công sẽ có một số biểu hiện chung sau:

             Tại vùng bị cắn: Có cảm giác đau rát nghiêm trọng, sau đó có thể sưng, tấy đỏ, chảy máu và bầm tím. Đôi khi sẽ lan rộng ra các vùng xung quanh và gây nhiễm trùng, hoại tử da.

            Biểu hiện toàn thân: Buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, sưng môi, lưỡi và nướu, cảm giác cơ thể yếu dần, tinh thần lú lẫn, nhịp tim không đều. Trong một số trường hợp nạn nhân sẽ cảm thấy có mùi vị khó chịu trong miệng.

           Khi bị nhóm rắn hổ cắn: Độc tố mạnh như họ rắn hổ sẽ gây ra các triệu chứng về thần kinh. Vết rắn cắn không quá đau nhưng sẽ có cảm giác da ngứa, mệt mỏi, buồn ngủ, mạch yếu, hạ huyết áp, liệt toàn thân hay suy hô hấp và ngừng thở.

          Khi bị nhóm rắn lục cắn: Rắn lục là loại rắn có chứa độc tố gây xuất huyết. Toàn chi bị cắn đau nhiều, da đỏ bầm, xuất huyết, chỗ bị rắn cắn phù, dễ bị hoại tử. Sau khi bị cắn khoảng 30 phút tới 1 giờ, nạn nhân có hiện tượng nôn, ngất xỉu.

            Cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn

            Rửa sạch vết thương

          Nếu bị rắn độc tấn công, hãy nhanh chóng liên hệ dịch vụ cấp cứu khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ sự giúp đỡ từ y tế, người thực hiện sơ cứu nên làm theo các bước sau đây:

          Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn. Sau khi đã ra khỏi tầm hoạt động của rắn, nên hạn chế di chuyển nạn nhân và cố gắng điều chỉnh tư thế để nơi bị rắn cắn thấp hơn vị trí tim để làm giảm tốc độ di chuyển của nọc độc về tim.

          Cởi bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép, vì vết thương có thể bị sưng lên.

          Làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lý. Sau đó, dùng một miếng gạc khô và sạch để băng vùng bị cắn. Khi thực hiện thao tác này, người sơ cứu nên lau rửa tay sạch sẽ.

           Lưu ý khi chưa xác định được loài rắn đã cắn nạn nhân, bạn không nên rạch vết thương để hút nọc độc vì sẽ gây nguy hiểm cho cả hai.

Nhân viên đang sơ cứu rắn cắn

           Cây thuốc nam có tác dụng hỗ trợ khi bị rắn cắn: Lấy một nắm lá cây kim vàng (khoảng 20 – 35 gram), rửa sạch rồi giã nát. Chắt lấy phần nước cốt cho bệnh nhân uống, mỗi 30 phút 1 lần. Phần bã còn lại dùng để đắp lên vị trí bị rắn cắn. Hoặc có thể dùng 30g lá cây kim vàng cùng với 5g phèn chua, đem giã nát hỗn hợp rồi đắp lên vị trí bị rắn cắn.

Cây kim vàng có tác dụng hỗ trợ điều trị rắn cắn

             Phòng ngừa rắn cắn:  Để tránh bị rắn cắn, bạn nên lưu ý một số điều sau:

             Tránh xa môi trường có rắn sinh sống, ẩn nấp như tảng đá, gỗ.

           Khi di chuyển ở những vùng bụi rậm, bạn nên mặc quần áo bảo hộ an toàn, đi ủng hoặc giày cao cổ, mặc quần dài. Mang theo gậy để dò đường phía trước khi đi vào những khu vực tối.

             Nếu gặp rắn, bạn nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh kích động rắn.

             Rắn dù đã chết vẫn có thể còn chứa nọc nguy hiểm gây chết người, do vậy không nên cố bắt hay giết chết rắn.

             Nếu bạn thường xuyên phải đi lại ở những vùng nguy hiểm, hãy trang bị bẫy rắn.

                                                                                                                                               Tránh xa nơi rắn ẩn nấp và không chọc phá rắn       

             Như vậy khi bị rắn cắn, tại hiện trường, đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực bị rắn tấn công, chuẩn bị phương tiện nhanh chóng vận chuyển, quấn kín chi bị cắn, cố định nó ở ngang mức tim, và tháo bỏ các vật dụng gây bó, thắt như nhẫn và đồng hồ: không cắt, rạch vào vết thương hay thực hiện garo.  Nhanh chóng đưa bệnh nhân  đến cơ sở Y tế gần nhất để có hướng xử trí kịp thời

 

                                                                                                                                               Vũ Kim Hoàn Khoa ngoại tổng hợp

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Shopping Cart
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top
Scroll to Top