Siêu âm cơ xương khớp


Siêu âm cơ xương khớp là gì?

• Bệnh lý cơ xương khớp rất thường gặp, phần lớn liên quan đến chấn thương, viêm, thể thao hay nghề nghiệp.

• Kỹ thuật siêu âm là một phương tiện chẩn đoán ứng dụng sóng siêu âm để tái tạo hình ảnh cơ quan, bộ phận cần siêu âm. Siêu âm khớp gối cũng không ngoại lệ khi sử dụng sóng siêu âm để phát hiện những bệnh lý bất thường tại khớp gối.

• Trong số các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm, X quang, cắt lớp vi tính CT scan hay cộng hưởng từ MRI, siêu âm khớp gối đang được sử dụng phổ biến nhất trong hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý khớp gối như: viêm khớp, tràn dịch khớp, thoái hoá khớp…

• Ưu điểm vượt trội của siêu âm khớp gối là kĩ thuật hiển thị tức thì với độ phân giải tốt, chi phí thấp, đơn giản, tiện lợi và sẵn có.


Một số tổn thương có thể phát hiện nhờ siêu âm khớp gối

• Đánh giá sụn khớp: Siêu âm khớp gối có thể đánh giá bề mặt sụn khớp, từ đó đánh giá được độ dày mỏng hoặc sự không đồng đều giữa các vị trí của sụn khớp gối.

• Phát hiện tràn dịch khớp: Trên siêu âm khớp gối, dịch khớp bất thường ghi nhận là những vùng trống âm, do đó siêu âm sẽ ghi nhận và đánh giá được tình trạng tổn thương tràn dịch khớp của bệnh nhân.

• Phát hiện hẹp khe khớp hoặc gai xương: Các bất thường của thoái hóa khớp gối như hẹp khe khớp, gai xương có thể phát hiện thông qua siêu âm khớp gối. Một số trường hợp có thể kết hợp với chụp X – quang để mang lại hiệu quả chẩn đoán tốt hơn.

• Phát hiện bất thường ở màng hoạt dịch: Siêu âm khớp gối có thể phát hiện những dị vật khớp gối, hình ảnh thoát vị màng hoạt dịch, nang Baker ở khoeo chân…

• Bên cạnh các cấu trúc tại khớp gối thì siêu âm khớp gối còn có thể đánh giá các tổn thương phần mềm khác như các điểm bám gân, dây chằng, sụn chêm…


Siêu âm khớp gối phát hiện bệnh gì?

• Thoái hóa khớp gối: Những tổn thương hay gặp là hẹp khe khớp hoặc mọc các gai xương.

• Tổn thương gân cơ tứ đầu đùi như rách hoặc viêm cơ.

• Viêm bao hoạt dịch khớp gối, viêm hoạt mạc khớp gối.

• Tổn thương sụn chêm: Sụn chêm trật ra ngoài khe khớp, xuất hiện nang cạnh sụn chêm…

• Tổn thương rách hoặc đứt dây chằng bên trong và ngoài sau chấn thương.

• Bệnh lý nang Baker ở vùng khoeo chân.

• Phát hiện các dị vật trong khớp gối.

• Bệnh lý liên quan mạch máu ở khớp gối như phình động mạch khoeo, chèn ép động mạch khoeo, xơ vữa động mạch khoeo, huyết khối lấp thành tĩnh mạch khoeo,…


Khi nào cần siêu âm khớp gối?

Siêu âm khớp gối được chỉ định khi bệnh nhân có những dấu hiệu, triệu chứng sau:

• Đau nhức khớp gối thường xuyên, hạn chế vận động khớp gối.

• Tiền sử từng bị chấn thương hoặc mới bị chấn thương phần mềm khớp gối.

• Nghi ngờ có dị vật khớp gối.

• Đối tượng có dị tật bẩm sinh ở khớp gối hoặc gặp phải các vấn đề về phát triển xương khớp.

• Siêu âm để kiểm tra, đánh giá tình trạng tràn dịch, phù nề trong khớp gối.

• Siêu âm khớp gối sau phẫu thuật hoặc khảo sát dây chằng quanh khớp gối.

Hiện nay, tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đăk Lăk đã ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong thăm khám, chẩn đoán nhiều bệnh lý cơ xương khớp, trong đó có kỹ thuật siêu âm khớp gối. Quy trình siêu âm khớp gối tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đăk Lăk được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên môn sâu, hệ thống máy móc hiện đại, nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh.

Tin bài: BS Nguyễn Thị Kim Dung, Khoa CDHA – TDCN – XN

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Shopping Cart
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top
Scroll to Top