PHÒNG NGỪA TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2022

PHÒNG NGỪA TỔN THƯƠNG DO VẬT SẮC NHỌN

CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2022

 

Phạm Thị Thủy1, Trịnh Đăng Anh1, Nguyễn Thị Thanh1, Nay H Xuyến1.

  • Bệnh viện Y học cổ truyền Đắk Lắk

Tác giả liên hệ: ThS.Phạm Thị Thủy (0975.732.778); phamthuy9382dkk@gmail.com)

 

TÓM TẮT:

Tiếng Anh

PREVENTION OF DAMAGE BY SMALL ORGANIZATIONS

OF MEDICAL STAFF AT DAK LAK PROVINCE’S TRADITIONAL MEDICAL HOSPITAL IN 2022

 

Pham Thi Thuy1, Trinh Dang Anh1, Nguyen Thi Thanh1, Nay H Xuyen1.(1) Dak Lak Traditional Medicine HospitalContact author: Mr. Pham Thi Thuy (0975.732.778); phamthuy9382dkk@gmail.com)

SUMMARY

Background: Sharps injury prevention (TTDVSN) are methods used to control hazards caused by sharp objects. Occupational health care workers’ injury is one of the most common and frequent injuries in the world, leading to a high risk of occupational diseases for health workers. Especially at specialized hospitals such as Traditional Medicine where there are too many acupuncture needles and sharp objects, research is essential for leaders at all levels to find ways to reduce occupational exposure risks for patients. medical staff at the hospital.Research objective: Describe the knowledge, practice and some related factors on the prevention of STIs among health workers at traditional medicine hospital in Dak Lak province in 2022Subjects and research methods: Sampling all health workers in clinical departments. The cross-sectional descriptive study used Epidata 3.1 and SPSS 16.0 software to process the data and used the squared test to test the difference (p < 0.05: 95% CI).Result: There are 47.24% of health workers with knowledge of prevention of NCDs, 27.56% of health workers with practice of prevention of NCDs, in which:Factors related to knowledge: Training factor with p < 0.05.Related to practice: Working seniority (p = 0.022), Training (p = 0.041), Knowledge (p < 0.001).Conclusion: The study has achieved the set goal, helping hospital managers and health workers what to do to prevent occupational exposure for the next years.Keywords: Injury caused by sharp objects

 

Tiếng Việt

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn (TTDVSN) cho nhân viên y tế (NVYT) là một trong những nội dung rất rất quan trọng hàng ngày của tất cả các cơ sở y tế. TTDVSN đối với NVYT là một trong những chấn thương thường xuyên xảy ra dẫn đến nguy cơ phơi nhiễm các vi sinh vật có trên vật sắc nhọn gây các bệnh nghề nghiệp.

Tại BVYHCT tỉnh Đắc Lắc trung bình nhập nội trú 6.510 lượt, ngoại trú 2.014 lượt (tổng thủ thuật lên đến 435.211 lượt) châm cứu chiếm trên 80%. Đòi hỏi NVYT phải tuân thủ đúng quy trình và đặc biệt là phòng ngừa phơi nhiễm bệnh nghề nghiệp với vật sắc nhọn. Chúng tôi NC đề tài: Kiến thức, thực hành về phòng ngừa TTDVSN của NVYT tại BV Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2022 và một số yếu tố liên quan

Mục tiêu: Với mục đích của nghiên cứu này là đánh giá kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng ngừa TTDVSN của NVYT tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2022

  1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang với 127 NVYT tại các khoa lâm sàng của bệnh viện. Được sử dụng phần mềm Epidata 3.1 và SPSS 16.0 để sử lý số liệu và sử dụng kiểm định khi bình phương để kiểm định sự khác biệt (p < 0,05: CI 95%) từ tháng 03/2022 đến tháng 11/2022.

Các đánh giá về kiến thức, thực hành được chấm điểm theo bộ câu hỏi sẽ được thiết kế tham khảo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bệnh viện Y học cổ truyền và các nghiên cứu tương tự.

3.KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu (n=127)

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Tần số Tỷ lệ %
Tuổi     ≤ 37 72 56,69
    > 37 55 43,31
    Tuổi trung bình 37,1 ±9,03         Min: 24, Max: 60
Giới     Nam 29 22,83
     Nữ 98 77,17
Trình độ chuyên môn và đào tạo    Bác sĩ 37 29,13
   Y sĩ, điều dưỡng 64 50,39
   Kỹ thuật viên 15 11,81
    Hộ lý 11 8,66
 Đã được đào tạo phân loại chất thải 100 78,74
    Chưa được đào tạo 27 21,26
Thâm niên công tác      < 5 năm 42 33,07
     ≥ 5 năm 85 66,93
Trình độ học vấn      Đại học, Sau đại học 39 45,67
    Cao đẳng, Trung học, Phổ thông 60 54,33

Độ tuổi trung bình của ĐTNC là 37,1± 9,03 tuổi, trong đó  ít nhất là 24 tuổi nhiều nhất là 60 tuổi, phần lớn ĐTNC có độ tuổi từ 37 trở xuống (56,69%). Nữ giới chiếm đa số (77,17%). Chức danh y sĩ, điều dưỡng chiếm tỷ lệ nhiều nhất (50,39%). Trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ 44,09%. Phần lớn (66,93%) ĐTNC có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên. Hầu hết (78,74%) ĐTNC đã từng được đào tạo về phòng ngừa TTDVSN.

Bảng 3.2. Tổng hợp kiến thức đúng của đối tượng nghiên cứu về TTNN do VSN (n=127)

Nội dung kiến thức đúng Tỷ lệ (%)
Hiểu biết cả 6 nguyên nhân 33,07
Hiểu biết cả 3 loại bệnh phổ biến 59,84
Kiến thức về mức độ lây truyền 45,67
Kiến thức về vắc xin phòng HBV 71,65
TTNN do VSN có thể phòng được hoàn toàn 40,16
Dùng bông, gạc khi bẻ thuốc dạng ống 87,40
Kiến thức về việc trao VSN sang người khác 98,43
Kiến thức khi di chuyển với VSN 98,43
Hiểu biết cả 3 lưu ý khi thao tác trên người bệnh với VSN 71,65
Kiến thức về cách xử lý VSN an toàn nhất sau tiêm 44,88
Kiến thức về phương pháp đóng nắp an toàn khi thiếu dụng cụ 27,56
Kiến thức về mức chứa của Hộp đựng VSN 48,03
Kiến thức đúng về bước xử lý đầu tiên khi bị TTNN do VSN 75,59
Kiến thức về báo cáo TTNN do VSN 90,55
Kiến thức về các bước xử lý TTNN do VSN 47,24
Kiến thức về điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV 67,72

Kết quả bảng 3.2 cho thấy kiến thức đúng của NVYT về phòng ngừa TTDVSN dao động từ 27,56-98,43%; trong đó tỷ lệ NVYT có kiến thức đúng cao nhất ở nội dung “trao đổi vật sắc nhọn cho người khác” và “khi di chuyển vật sắc nhọn”, cùng tỷ lệ 98,43%. Thấp nhất ở nội dung kiến thức về phương pháp đóng nắp an toàn khi thiếu dụng cụ 27,56%.

Biểu đồ 3.1 Đánh giá kiến thức chung về phòng ngừa TTDVSN của NVYT (n=127)

Kết quả bảng biểu đồ 3.1 cho thấy hơn một nửa 67/127 (52,76%) NVYT kiến thức về phòng ngừa TTDVSN chưa đạt, chỉ có 47,24% NVYT kiến thức đạt.

Bảng 3.3. Thực hành về phòng ngừa TTDVSN của NVYT (n=127)

Nội dung thực hành Không
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
Có chuẩn bị thùng/ hộp chứa vật sắc nhọn treo cạnh xe tiêm hoặc nơi phát sinh chất thải sắc nhọn 102 80,31 25 19,69
Đảm bảo khu vực xe tiêm được gọn gàng để không phải đưa mũi tiêm qua vật cản 112 88,19 15 11,81
Dùng gạc/gòn bọc vào đầu ống thuốc, nước cất trước khi bẻ 54 42,52 73 57,48
Không dùng hai tay để đậy nắp kim trước khi tiêm thuốc, thuỷ châm 75 59,06 52 40,94
Cô lập ngay VSN (kim) đã nhiễm khuẩn trong thùng/hộp đựng VSN 64 50,39 63 49,61
Tập trung vào công việc khi thực hiện thủ thuật: Tiêm, truyền, châm cứu 80 62,99 47 37,01
Không để tay phía trước mũi kim khi làm thủ thuật 108 85,04 19 14,96
Không cầm nhiều VSN (kim) để thực hiện thủ thuật 63 49,61 64 50,39
Không dùng hai tay đậy nắp sau khi tiêm, thuỷ châm 113 88,98 14 11,02
Không bẻ cong kim sau khi tiêm thuốc 119 93,70 7 6,30
Không chuyền tay các vật sắc nhọn 99 77,95 28 22,05
Phân loại rác đúng theo quy định 105 82,68 22 17,32

Kết quả cho thấy hầu hết NVYT không bẻ cong kim sau khi tiêm thuốc 93,7% và thực hành đạt thấp nhất ở các nội dung: Không cầm nhiều VSN (kim) để thực hiện thủ thuật; Dùng gạc/gòn bọc vào đầu ống thuốc, nước cất trước khi bẻ 49,61%; 42,52%.

Biểu đồ 3.2. Thực hành về phòng ngừa TTDVSN của NVYT (n=127)

Kết quả bảng biểu đồ 3.2 cho thấy chưa đến 1/3 (27,56%) NVYT thực hành phòng ngừa TTDVSN; có đến 72,44% NVYT thực hành phòng ngừa TTDVSN chưa đạt.

 

Bảng 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng ngừa TTDVSN

Đặc điểm Kiến thức OR

(CI 95%)

P
Không đạt

n (%)

Đạt

n (%)

Giới Nam 17 (58,62) 12 (41,38) 1,3

(0,6-3,1)

0,72
Nữ 50 (51,02) 48 (48,98)
Tuổi > 37 tuổi 31 (56,36) 24 (43,64) 1,3

(0,6-2,6)

0,477
≤  37 tuổi 36 (50,0) 36 (50,0)
Trình độ Đại học, trên ĐH 36 (62,07) 22 (37,93) 2,0

(0,9-4,1)

0,055
Cao đẳng trở xuống 31 (44,93) 38 (55,07)
Nơi công tác Không thuộc khoa lâm sàng 22 (64,71) 12 (35,29) 1,9

(0,9-4,4)

0,10
Khoa Lâm sàng 45 (48,39) 48 (51,61)
Thâm niên < 5 năm 23 (54,76) 19 (45,24) 1,1

(0,5-2,3)

0,750
≥ 5 năm 44 (51,76) 41 (48,24)
Đào tạo Chưa từng 21 (77,78) 6 (22,22) 4,1

(1,5-11,1)

0,005
Đã từng 46 (46,0) 54 (54,0)

Có mối liên quan giữa đào tạo với kiến thức phòng ngừa TTDVSN: Những NVYT chưa từng được đào tạo thì khả năng có kiến thức phòng ngừa TTDVSN chưa đạt cao gấp 4,1 lần những NVYT đã từng được đào tạo, p<0,05.

Bảng 3.5. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng ngừa TTDVSN

Đặc điểm Thực hành OR

(CI 95%)

P
Không đạt

n (%)

Đạt

n (%)

Giới Nam 21 (72,41) 8 (27,59) 1,0

(0,4-2,5)

0,997
Nữ 71 (72,45) 27 (27,55)
Tuổi ≤  37 tuổi 55 (76,39) 17 (23,61) 1,6

(0,7-3,4)

0,256
> 37 tuổi 37 (67,27) 18 (32,73)
Trình độ chuyên môn Đại học, trên ĐH 44 (75,86) 14 (24,14) 1,4

(0,6-3,0)

0,43
Cao đẳng trở xuống 48 (69,57) 21 (30,43)
Nơi công tác Không thuộc khoa lâm sàng 28 (82,35) 6 (17,65) 2,1

(0,8-5,7)

0,136
Khoa Lâm sàng 64 (68,82) 29 (31,18)
Thâm niên < 5 năm 36 (85,71) 6 (14,29) 3,1

(1,1-8,2)

0,022
≥ 5 năm 56 (65,88) 29 (34,12)
Đào tạo Chưa từng 24 (88,89) 3 (11,11) 3,8

(1,1-13,4)

0,041
Đã từng 68 (68) 32 (32)
Kiến thức Kiến thức chưa đạt 63 (94,03) 4 (5,97) 16,8

(5,4-52,1)

<0,001
Kiến thức đạt 29 (48,33) 31 (51,67)

Kết quả bảng 3.5 cho thấy các yếu tố như thâm niên công tác, đào tạo, tập huấn và kiến thức có liên quan đến thực hành phòng ngừa TTDVSN, các sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê p<0,05.

  1. KẾT LUẬN

Có 47,24% NVYT đạt kiến thức phòng ngừa TTDVSN, 27,56% NVYT đạt thực hành phòng ngừa TTDVSN trong đó:

Yếu tố liên quan đến kiến thức: Yếu tố đào tạo với p< 0,05.

Liên quan đến thực hành: Thâm niên công tác (p = 0,022), Đào tạo (p = 0,041), Kiến thức (p <0,001).

Nghiên cứu đã thực hiện được mục tiêu đề ra, giúp cho lãnh đạo BV cần tăng cường ngay công tác đào tạo và kiểm tra NVYT về tiêm an toàn, phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn. Chương trình đào tạo cần đầy đủ và cập nhật hơn. Vì lực lượng trẻ ở bệnh viện còn nhiều nên công tác tập huấn là rất cần thiết.

Khoa KSNK tham mưu bổ sung trang thiết bị an toàn hơn và dụng cụ đầy đủ hơn để NVYT thực hiện tốt công tác phòng ngừa TTDVSN.

NVYT Nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ đúng các quy trình chuyên môn, kỹ thuật nhất là những quy trình có nguy cơ cao có thể gây ra TTDVSN như tiêm, truyền, châm cứu… phân loại rác thải theo đúng quy định. Tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo, tập huấn về an toàn vệ sinh lao động nói chung và phòng ngừa, xử trí khi bị TTDVSN nói riêng do bệnh viện tổ chức, nhất là các NVYT mới tham gia công tác, NVYT trẻ tuổi.

Từ khóa: Tổn thương do vật sắc nhọn/TTDVSN

 

  Đưa tin : ThS Phạm Thị Thủy- Trưởng khoa KSNK

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Shopping Cart
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top
Scroll to Top