Dịch Đậu mùa khỉ bùng phát ngày càng lan rộng và đáng lo ngại. Theo thông tin mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới tính đến ngày 28/7/2022 số ca nhiễm Đậu mùa khỉ được xác nhận hơn 16.000 trường hợp tạị 78 quốc gia trên thế giới, trong đó có 5 ca tử vong.
Đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, hiện nay chưa có ca nhiễm bệnh, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập dịch bệnh vào nước ta là khá cao, nhất là trong tình hình đất nước và tỉnh nhà đang mở cửa bình thường để kích hoạt các hoạt động tăng trưởng kinh tế.
Vậy bệnh Đậu mùa khỉ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu để biết cách phòng bệnh nhé?
Những khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ
Bệnh Đậu mùa khỉ và bệnh Thủy đậu thường dễ bị nhầm lẫn, do đó chúng ta cần biết cách phân biệt được sự phát ban giữa hai bệnh lây truyền này.
Đối với Đậu mùa khỉ thì ban xuất hiện đầu tiên ở cổ họng hoặc miệng, sau đó lan lên mặt và cánh tay. Phát ban lan và tiến triển thành những nốt sưng gồ khỏi mặt da và bóng nước chứa đầy mủ sau đó thành mày và vảy cứng rồi tróc đi sau khoảng 3 tuần, để lại sẹo lõm. Vết ban đậu mùa xuất hiện trên khắp cơ thể cùng một lúc (chủ yếu ở mặt, cánh tay và chân, đôi khi cả lòng bàn tay và lòng bàn chân).
Đối với Thủy đậu thì sảy ngứa với mụn nước nhỏ bắt đầu xuất hiện trên đầu, rồi từ từ xuất hiện trên bụng, ngực hoặc lưng và cuối cùng lan ra cánh tay và cẳng chân. Mụn nước xuất hiện từng nhóm nhỏ (gọi là cụm) trong nhiều ngày. Những mụn nước này từ từ khô lại, đóng vảy và làm thành mày ghẻ. Thường trên ngực và sau lưng có nhiều mụn nước hơn là trên mặt, cánh tay hay dưới chân.
Bệnh Đậu mùa khỉ: Ban + hạch
Bệnh Thủy đậu
Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất nơi mình đang sinh sống để được tư vấn, xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh chính xác. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp điều trị nào khi chưa có sự đồng ý của Bác sỹ bạn nhé. “Món quà quý giá nhất đó là Sức khỏe”./.
Phòng Điều dưỡng – CTXH