Nghiên cứu khoa học: Đề tài  “Can thiệp tăng cường công tác phân loại, thu gom chất thải rắn cho nhân viên y tế …”

( Quyết định công nhận kết quả NCKH số: 1636/QĐ- SYT ngày 28/12/2021)

Năm 2021 Phạm Thị Thủy cùng các cộng sự có tham gia nghiên cứu đề tài: “Can thiệp tăng cường công tác phân loại, thu gom chất thải rắn cho nhân viên y tế tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2021”

Mục tiêu

– Mô tả thực trạng phân loại, thu gom của nhân viên y tế trước và sau can thiệp tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2021.

– Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân loại, thu gom chất thải rắn của nhân viên y tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk năm 2021.

Cỡ mẫu nghiên cứu

Toàn bộ NVYT tham gia quản lý chất thải đang công tác tại 07 khoa: Khoa Nội Nhi; Khoa Lão Khoa, Khoa Ngoại Tổng Hợp; Khoa Châm Cứu Dưỡng sinh; Khoa Khám bệnh đa khoa; Khoa PHCN; Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh-Thăm Dò Chức Năng – Xét Nghiệm tổng số 124 người.

Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 11 năm 2021.

Thiết kế nghiên cứu:

Thiết kế tiền thực nghiệm có đánh giá trước và sau can thiệp. Đánh giá thực trạng phương tiện, trang thiết bị quản lý chất thải, việc tuân thủ phân loại, thu gom chất thải của NVYT (trước và sau khi can thiệp).

Kết quả thu được trong nghiên cứu về công tác phân loại, thu gom chất thải rắn y tế của NVYT Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đắk Lắk sau can thiệp:

– Tỷ lệ thực hiện đúng phân loại chất thải rắn y tế (CTRYT) của NVYT sau can thiệp 84%: Trong đó nhóm bác sĩ đạt tỷ lệ 83%, nhóm điều dưỡng y sĩ kỹ thuật viên đạt tỷ lệ 84%, nhóm hộ lý đạt tỷ lệ 86%

– Tỷ lệ thực hiện đúng thu gom CTRYT của NVYT sau can thiệp là 91%: Trong đó thực hiện việc ghi tên các khoa bên ngoài tất cả các túi đựng CTRYT 58%, Sử dụng xe đúng qui định vận chuyển cho từng loại CTRYT 83% và có vệ sinh xe vận chuyển sau khi thu gom CTRYT về nơi lưu giữ chỉ đạt 100%, Thu gom riêng từng loại chất thải đạt 100%

– Tỷ lệ thực hiện đúng vận chuyển CTRYT nội bộ về lưu giữ ít nhất 1 lần/ngày của đối tượng nghiên cứu sau can thiệp là 100%

– Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu kiến thức về CTRYT sau can thiệp là 99%: Trong đó kiến thức chung về CTRYT đạt 99%, kiến thức phân loại CTRYT đạt 100%, kiến thức thu gom đạt 99%

Tỷ lệ NVYT có thái độ tích cực sau can thiệp về công tác quản lý chất thải là 100%

Từ các kết quả của nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:

Đối với bệnh viện:

Đẩy mạnh công tác tuân thủ thực hành phân loại, thu gom CTRYT của NVYT bằng các phong trào

Cần tiếp tục duy trì các giải pháp can thiệp đã thực hiện, đặc biệt trang thiết bị. Hàng quý cần có đánh giá thực tế và liên tục để có hướng điều chỉnh cho phù hợp theo đặc thù của bệnh viện.

Có kế hoạch tập huấn lại về công tác quản lý chất thải cho NVYT 6 tháng/ lần.

Ký cam kết thực hành đúng quản lý CTRYT hàng năm của toàn thể NVYT trong bệnh viện.

Chỉ đạo khoa KSNK phối hợp chặt chẽ với mạng lưới KSNK tại các khoa phòng để kiểm tra, giám sát NVYT tuân thủ thực hành phân loại, thu gom CTRYT hàng ngày theo định kỳ hoặc đột xuất đồng thời thông báo cho các khoa phòng về kết quả kiểm tra và đưa kết quả vào xét duyệt thi đua hàng tháng.

Đối với khoa KSNK

Thường xuyên vận động lãnh đạo duy trì và thực hiện các biện pháp can thiệp trên, kiểm tra giám sát và báo cáo kịp thời kết quả hàng tháng để bệnh viện có hướng xử lý phù hợp.

Chuẩn bị tài liệu và tập huấn lại cho NVYT về nội dung quản lý CTRYT ít nhất là 6 tháng/lần.

Đối với nhân viên y tế

Luôn chấp hành tốt các quy định của bệnh viện đề ra, thực hiện đúng tất cả các quy trình trong khám bệnh chữa bệnh, làm thủ thuật…trong đó có quy trình phân loại, thu gom CTRYT.

Người đưa tin: ThS. Phạm Thị Thủy – Trưởng Khoa KSNK

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Shopping Cart
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Scroll to Top
Scroll to Top