BỆNH TRĨ

BỆNH TRĨ

           Bệnh trĩ thường gặp ở người làm việc văn phòng, ít tập thể dục, chủ yếu sau 30 tuổi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh trĩ có thể để lại những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, bệnh trĩ làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút bởi khó chịu, đau rát, ngứa ngáy, chảy máu …Bệnh trĩ, là căn bệnh thuộc vùng hậu môn trực tràng. Vì tâm lý e ngại và chủ quan nên các bệnh nhân thường bỏ qua và không chịu đi khám bác sĩ. Đây chính là lý do vì sao bệnh trĩ ngày càng nặng thêm.

        1.  Bệnh trĩ, có 2 triệu chứng phổ biến như sau:

         – Hiện tượng chảy máu: thường rất kín đáo, người bệnh tình cờ phát hiện thấy máu ở giấy vệ sinh sau đó máu có thể chảy thành tia hay thành từng giọt. Nặng hơn thì máu chảy ngày càng nhiều thậm chí cả những lúc đi lại hoặc ngồi xổm khiến bệnh nhân phải đi khám.

        – Sa búi trĩ: là hiện tượng sẽ xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện ra máu. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài và tự co vào trong hậu môn được. Nhưng đến khi bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn nặng thì búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lại vào trong, lúc này bệnh nhân phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong. Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ sẽ to dần lên và thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

          Ngoài 2 triệu chứng chính điển hình trên, bệnh nhân còn kèm theo các triệu chứng khác như đi cầu khó, kèm theo đau rát, ngứa hậu môn. Bình thường, trĩ không gây đau nhưng khi có biến chứng sa trĩ nghẹt hay tắc mạch , nứt hậu môn…. khiến bệnh nhân khó chịu, cảm giác ướt và ngứa, cần thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ.   

                   

       2. Bệnh trĩ có 3 dạng phổ biến, bao gồm: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Bệnh nhân có thể mắc trĩ nội, trĩ ngoại hoặc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Vây dựa vào những đặc điểm nào để phân biệt các loại trĩ với nhau?

          2.1 Trĩ nội: Búi trĩ xuất hiện phía bên trên đường lược bề mặt là những lớp niêm mạc của ống hậu môn, không có dây thần kinh cảm giác, xuất hiện các triệu chứng như đáu rát, chảy máu, sa búi trĩ, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến sa nghẹt trĩ, nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ, bệnh trĩ được chia làm 4 cấp độ.

         2.2. Trĩ ngoại: Trĩ ngoại xuất hiện phía dưới đường lược, bề mặt là những lớp biểu mô lát tầng, có các dây thần kinh cảm giác, triệu chứng của trĩ ngoại thường da đau rát, ngứa ngáy, cộm cộm, kèm theo mẩu da thừa. Trĩ ngoại rất dễ phát hiện ra có thể sờ hoặc nhìn thấy bằng mắt thường, không có hiện tượng chảy máu trừ khi búi trĩ phát triển to dẫn đến tắc mạch, Trĩ ngoại không chia thành các cấp độ như trĩ nội.

         2.3. Trĩ hỗn hợp:Khi người bệnh mắc cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại đến một đến một thời điểm nào đó, búi trĩ nội sa ra ngoài và liên kết với trĩ ngoại hình thành đám rối tĩnh mạch trĩ, được gọi là trĩ hỗn hợp, Trĩ hỗn hợp cũng không có chỉ định phẫu thuật trừ khi búi trĩ quá to gây đau đớn, chảy máu nhiều và tắc mạch.

          3. Biến chứng của bệnh trĩ: Bệnh trĩ có thể diễn ra ở một giai đoạn hoặc kéo dài suốt đời. Có người từng bị trĩ mà không biết mình mắc bệnh. Phần lớn, người bệnh chỉ đến bệnh viện khi búi trĩ đã lớn, cọ xát, chảy máu, đau rát. Song việc điều trị trĩ ở giai đoạn nặng khó hơn do trĩ lâu ngày, biến chứng:

          4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ:

          4.1. Điều trị nội khoa: Chế độ ăn nhiều chất xơ, hạn chế các chất kích thích. Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón. Dùng thuốc: Có thể dùng các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch

          4.2. Điều trị ngoại khoa: Các can thiệp thủ thuật: thắt dây chun, tiêm xơ, quang đông hồng ngoại, Đốt laser.

           – Phẫu thuật kinh điển: Cắt búi trĩ trực tiếp theo các phương pháp Milligan – Morgan, Feguson hay White heat

           –  Phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo

           –   Phẫu thuật khâu triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm doppler (THD)

          Tại Bệnh viện y hoc cổ truyền tỉnh ĐăkLăk : Hiện nay đang áp dụng phối hợp giữa Y học hiện đai với Y học  cổ truyền  tùy theo mức độ và giai đoạn của bệnh mà có hướng cụ thể cho người bệnh.

          Phẫu thuật cho bệnh nhân tại bệnh viện bằng phương pháp phẫu thuật Milligan Morgan

Hình1: Bác sĩ thăm khám, tư vấn bệnh nhân trước mổ

            Ưu điểm: Điều trị được nhiều loại trĩ khác nhau: trĩ phức hợp, trĩ nội độ 2 chảy nhiều máu, trĩ nội độ 3 và độ 4…

           Với phương pháp này thực hiện đơn giản: bác sĩ chỉ cần cắt riêng từng búi trĩ và khâu lại. Thời gian thực hiện tương đối ngắn nên người bệnh tránh được một ca một ca phẫu thuật kéo dài mệt mỏi.

          Tỷ lệ tái phát thấp: Phương pháp này hạn chế tối đa nguy cơ tai biến hoặc biến chứng sau phẫu thuật. Tỷ lệ tái phát trĩ chỉ khoảng 5-10% sau khoảng 5 năm điều trị.

           Chi phí thực hiện rẻ: Chi phí thực hiện khá rẻ, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng.

        5. Phòng ngừa bệnh trĩ: Có chế độ ăn uống có nhiều chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít nước đối với người lớn). Khi đi đại tiện khó khăn hoặc bị táo bón nên giữ trạng thái thoải mái, không nên cố gắng rặn mạnh. Không nên nhịn đi vệ sinh(khi mắc đại tiện thì hãy đi ngay). Duy trì tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh, giảm áp lực cho tĩnh mạch và ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón. Để kết quả điều trị tốt và hạn chế biến chứng có thể xảy sau phẫu thuật cắt trĩ Milligan Morgan, người bệnh cần:

Hình 2: Bác sĩ thăm khám, hướng dẫn bệnh nhân sau mổ

      – Không nằm hay ngồi lên vết thương vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

      – Uống nhiều nước mỗi ngày; tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, các vitamin và khoáng chất vào khẩu phần ăn. Ưu tiên ăn những loại thức ăn mềm tốt cho tiêu hóa trong thời gian này. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.

      -Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học giúp nhanh lành vết thương và hạn chế nguy cơ tái phát trĩ.

     – Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc đặt hậu môn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

     – Thực hiện ngâm, rửa hậu môn bằng nước ấm, thuốc tím hoặc dung dịch sát trùng như Betadine 10%, xanh methylen…

     – Vận động, đi lại nhẹ nhàng sau 3-4 ngày phẫu thuật. Tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên búi trĩ như tập các môn thể thao cường độ mạnh, mang vác vật nặng, ngồi xổm, rặn đại tiện…

     – Tái khám đúng hẹn. Thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp các triệu chứng bất thường như chảy máu kéo dài, vết mổ bị nhiễm trùng, đại tiện nhiều lần không tự chủ, bí tiểu…

 

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lên đầu trang
Scroll to Top