Bệnh Trĩ – Điều trị hiệu quả với Y học Cổ truyền

Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến. Có tới 50% dân số mắc bệnh trĩ trong cuộc đời. Càng lớn tuổi tỉ lệ mắc bệnh trĩ càng cao. Phụ nữ mắc bệnh trĩ nhiều hơn nam giới.
Bệnh trĩ là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Bệnh trĩ thường có các loại như sau:
– Trĩ nội: Búi trĩ nằm ở bên trong.
– Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở bên ngoài, có thể sờ thấy được.
– Trĩ hỗn hợp: Gồm cả 2 dạng trĩ nội và trĩ ngoại.

Triệu chứng bệnh trĩ nội gồm:
– Sưng, ngứa, đau rát vùng hậu môn.
– Đi cầu ra máu tươi, ban đầu ít, sau tăng dần thành nhỏ giọt và có thể chảy thành tia như cắt tiết gà.
– Sa búi trĩ: Khi mới hình thành búi trĩ nằm hoàn toàn bên trong, sau đó lớn dần thập thò khi đại tiện rồi tự co vào. Búi trĩ tiếp tục lớn hơn và không tự co vào được nữa mà phải đẩy mới vào. Giai đoạn cuối búi trĩ nằm hoàn toàn ở bên ngoài.

Bệnh trĩ nếu không chữa trị kịp thời có thể gặp các biến chứng như:
– Nhiễm trùng, lở loét.
– Hoại tử.
– Tắc mạch máu.
– Áp xe, rò hậu môn…

Nguyên nhân bệnh trĩ và các yếu tố nguy cơ:
– Do khí huyết ứ trệ, cơ nhục yếu, mạch lạc tổn thương.
– Do hệ thống kinh mạch căng phòng sa giản.
– Do đứng hay ngồi quá lâu, lao động quá sức.
– Do táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
– Do ngồi nhà vệ sinh quá lâu, rặn quá mức vv…

Bệnh trĩ có thể chia thành 4 cấp độ tùy theo mức độ tiến triển của búi trĩ.
Trĩ độ 1:
– Búi trĩ bắt đầu hình thành, nằm hoàn toàn bên trong.
– Cảm giác đau, sưng, ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn.
– Đại tiện có chút máu tươi hoặc nhỏ giọt.
Trĩ độ 2:
– Búi trĩ lòi ra ngoài khi đại tiện, rồi tự co lại.
– Đại tiện có máu nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.
Trĩ độ 3:
– Búi trĩ lớn hơn, dài hơn, không thể tự co lại được. Phải đẩy búi trĩ mới vào.
– Không chỉ khi đại tiện, trong sinh hoạt hàng ngày như lao động nặng, ngồi quá lâu hoặc cười lớn đột ngột… Búi trĩ cũng có thể lòi ra ngoài.
Trĩ độ 4:
– Búi trĩ lớn hơn nữa, lòi hẳn ra ngoài, sưng phồng, chảy dịch, không thể đẩy vào được nữa.
– Máu chảy nhiều hơn và liên tục nên người bệnh bị mất máu, thiếu máu gây suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt…

Để chữa trị bệnh trĩ, Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc từ thảo dược như hoa lá cỏ cây nên quá trình điều trị đảm bảo:
– An toàn, hiệu quả.
– Không tái phát.
– Không phản ứng phụ.
– Không biến chứng.
– Bệnh viện tiếp nhận khám chữa bệnh với thẻ BHYT thông tuyến nên chi phí rất hợp lý.

Cách chữa trị bệnh trĩ tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Đắk Lắk
– Dùng thuốc YHCT: Giúp nhuận tràng chống táo bón, tiêu huyết ứ, sát khuẩn chống viêm, tăng cường trương lực làm chúng tự co trở lại. Hình thức thuốc có nhiều dạng như: Thuốc uống, thuốc bôi, ngâm thuốc, xông thuốc vv…
– Kết hợp với các thủ thuật của Y học Cổ truyền như: Châm cứu, điện châm, thủy châm, bấm huyệt, cứu ngãi…
– Bệnh viện cũng thực hiện các phương pháp thắt búi trĩ, tiêm thuốc teo búi trĩ hoặc phẩu thuật cắt bỏ búi trĩ nếu nếu bệnh để quá lâu hoặc biến chứng nặng nề.

Bệnh trĩ là một căn bệnh thường gặp. Người xưa đã đúc kết lại rằng: “Thập nhân cửu trĩ”. Cứ mười người thì có đến chín người mắc bệnh trĩ; Nên mọi người không phải e ngại, tự ti mà giấu bệnh, làm bệnh nặng thêm.
Để phòng tránh bệnh trĩ cần quan tâm thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày như:
– Không đứng hay ngồi quá lâu, không đại tiện quá lâu, không rặn quá mức. Tập thói quen đại tiện hàng ngày, đúng giờ, đại tiện ngay khi có nhu cầu, không nín.
– Tránh táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài.
– Không dùng các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ. Không dùng chất cay nóng.
– Ăn nhiều chất xơ, collagen, chất dễ tiêu hóa, nhuận tràng.
– Uống đủ nước.
– Thể dục điều độ.
– Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì.
– Có lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, giảm stress.
Khi có triệu chứng bệnh trĩ, không nên làm việc nặng, không gắng sức, không cử động mạnh. Vệ sinh sạch sẽ và khô ráo vùng bệnh. Nên đến cơ sở y tế uy tín chẩn đoán và điều trị sớm để nhanh chóng khỏi bệnh. Nếu chậm trễ, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, mất nhiều thời gian và chi phí để điều trị.

Hàng năm, Bệnh viện Y học Cổ truyền Đắk Lắk tiếp nhận và điều trị hơn 20.000 bệnh nhân. Trong đó, nhiều bệnh nhân bị bệnh trĩ đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Bệnh viện Y học Cổ truyền Đắk Lắk
Tận tâm – Trách nhiệm

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hay và ý nghĩa!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Lên đầu trang
Scroll to Top